9 Pu Péo 2 11 10Lô Lô3
2.1.2.2. Thần thoại về nguồn gốc con người và muôn loà
Chúng tôi hiện thống kê được 25 bản kể của 10 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Dao, Mường, Hà Nhì, Giáy, Khơ Mú, Mảng, Lô Lô phản ánh nội dung này, trong đó bao gồm cả những bản kể phản ánh quan niệm về vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên ở trên. Dân tộc Hmông và Tày có số bản kể nhiều hơn cả (Tày: 6/25 truyện, Hmông: 5/25 truyện), các dân tộc Giáy, Khơ Mú, Lô Lô, Mảng mỗi dân tộc cũng còn một truyện kể. Đó là những truyện kể lý giải một cách hồn nhiên về nguồn gốc xuất hiện của loài người, các tộc người cùng với những vấn đề liên quan như tại sao con người có tiếng nói, tại sao con người được làm chủ muôn loài, tại sao con người biết yêu thương nhau, tại sao bàn chân người có vết lõm…
Trước hết, các tộc người miền núi phía Bắc hình dung con người xuất hiện qua type truyện Kiến tạo một giống vật đặc biệt. Truyện người Tày kể: Pựt Luông tạo ra mặt trời, mặt trăng, ngàn vạn vì sao mới làm nên trời đất. Pựt làm ra cây cỏ, các giống loài từ loài ăn cỏ, ăn cá đến các loài mối mọt, chim chóc. Pựt thấy nhiều quá thành hỗn độn nên Pựt tạo ra giống vật hoàn toàn khác các loài động vật khác. Đó là loài đi bằng hai chân, đầu đội trời chứ không lấy lưng hứng trời, hai con mắt nằm ngang phía trán chứ không nằm dọc sống mũ [64, Tập 1, tr 25]. Trong Câu chuyện mở đầu, người Hmông vẫn truyền nhau những lời kể rằng: Trời thả xuống cây cối vạn vật. Lại tìm đất nặn một loài sinh vật đặc biệt, thổi hồn vào bụng, tiếng nói ở cổ họng và thổi hơi cho sống. Đó là con người [134, tr 23]. Hay trong thần thoại Vì sao người ăn ớt cay, việc sáng tạo ra con người được kể rằng: ông Chày bà Chày nặn ra loại hình nhân có dáng kì quặc: mũi lồi ra phía trước, miệng lõm vào trong, đầu thì cắm râu ngô, có hai chân, hai tay, chỉ biết đi, đứng chứ không bay, bơi, nhảy, bò như các loài vật khác. Không chỉ có thế, ông Chày bà Chày còn nặn cho các loài vật này có hình nam và hình nữ rất ngộ nghĩnh. Chẳng những thế, ông Chày, bà Chày còn cho hình nhân nam và hình nhân nữ áp bụng vào nhau. Cũng bởi sự ngộ nghĩnh ấy mà loài vật này cứ tinh khôn dần ra nên ông Chày bà Chày đặt tên cho loài vật này là Người. [114, tr 135].
Những bản kể này phản ánh cách nhận thức của đồng bào các dân tộc rằng con người được đấng sáng tạo tạo ra cùng với muôn vật nhưng có những đặc điểm khác biệt hẳn so với vạn vật, con người hình thành cùng tự nhiên nhưng đã chiếm lĩnh và trở thành chủ nhân của thiên nhiên, của thế giới. So với cách kể trong thần
thoại người Việt, các dân tộc miền núi phía Bắc có xu hướng kể cụ thể, chi tiết và ngộ nghĩnh hơn. Đặc điểm của giống vật đặc biệt này được tái hiện xuất phát từ chính đặc điểm bên ngoài của con người và thường đối lập, khác biệt hẳn với các loài vật khác.
Trong nghiên cứu của mình, nhà folklore học Riftin đã tổng kết rằng: thần thoại nguồn gốc loài người có hai loại: một là những con người đầu tiên được sinh ra từ tự nhiên, hai là những anh hùng văn hóa hoặc đấng sáng tạo đã tạo ra con người [98, tr 32]. Theo đó thì có thể thấy các dân tộc miền núi phía Bắc đã trả lời câu hỏi loài người sinh ra từ đâu theo cách thứ hai. Điều này có khác biệt với type truyện thần thoại Người và vật được sinh ra từ cơ thể của vị thần ở một số dân tộc thiểu số khu vực Nam bộ và miền Trung Tây Nguyên.
Trong tâm thức của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, Vua Trời (với các cách gọi khác nhau như Then, Pựt Luông…) là vị thần có quyền uy tối thượng. Nhưng mặt khác, họ cũng đã nhận thức được vai trò và vị trí của con người trong sự đối sánh với muôn loài. Điều này được thể hiện trong một type truyện độc đáo, đó là type Người được làm chủ muôn loài. Các dân tộc Tày, Thái, Hmông, Mường còn lưu giữ được cốt truyện giải thích vì sao Người được làm chủ muôn loài qua sự kiện Vua Trời (Ngọc Hoàng) giả chết để thử lòng muôn vật. Các truyện cụ thể là: Vua Trời xử kiện (Mường), Trời đất và muôn loài (Thái), Tại sao người được làm chủ muôn loài, Pựt Luông chết (Tày). Cốt truyện được kể với những tình tiết chủ yếu như sau: Vua Trời muốn tìm một loài xứng đáng làm chủ thế gian bèn nghĩ ra một cách là giả chết và loan tin đến muôn loài. Các loài lũ lượt kéo nhau lên thiên đình và khóc Vua Trời rằng: May mà Vua Trời chết đi, các loài chúng tôi sẽ được tự do…Chỉ riêng loài Người đi rất thong thả, lại cõng Rùa đi cùng. Vì thế, họ được rùa mách cho biết đó là Vua Trời giả chết để thử lòng muôn loài. Họ cũng thực lòng kính trọng và ca ngợi Vua Trời nên khi đến thiên đình họ kêu khóc rất thảm thiết: Công ơn Vua Trời cao như trời, rộng như biển. Thương Vua Trời như thương mẹ, nhớ Vua Trời như nhớ cha…Cuối cùng loài Người thông minh đã được Vua Trời quyết định cho làm chủ muôn loài, được ăn thịt các loài vật khác.
Type truyện này có thể coi là type truyện riêng biệt trong kho thần thoại của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Nếu type truyện Kiến tạo một giống vật đặc
biệt mới cho thấy sự phân biệt giữa con người và con vật chủ yếu về mặt hình thức bên ngoài thì đến type truyện này, chúng ta có thể thấy đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhận thức được rằng loài Người hơn loài vật ở suy nghĩ, tình cảm và tư duy. Vẫn chịu ảnh hưởng của quan niệm duy tâm, hoang đường, vẫn là cách suy nghĩ rất hồn nhiên, đơn giản nhưng cách kể ở type truyện này đã có những điểm mới thú vị. Một số sự kiện của đời sống hiện thực đã được lồng ghép vào câu chuyện cổ xưa. Ví như tình tiết Vua Trời giả chết thử lòng muôn vật, muôn loài đi phúng viếng Vua Trời… Điều đặc biệt khác trong những truyện kể này là sự xuất hiện motif Người giúp rùa và được rùa mách bảo, bày cách cho loài người để có thể vượt qua cuộc thử thách của Vua Trời. Điều đó phản ánh tín ngưỡng thờ vật tổ, quan niệm coi trọng con vật của đồng bào các dân tộc đã xuất hiện từ lâu đời và chi phối mạnh mẽ đến đời sống, suy nghĩ của họ. Sau này, con rùa còn xuất hiện trong một số thể loại truyện kể khác như truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đây cũng là biểu hiện của quá trình kế thừa, tiếp thu và biến đổi giữa các thể loại truyện kể dân gian các dân tộc một cách khá rõ nét.
Type Nạn lụt và sự tái sinh loài người là type truyện quan trọng và phổ biến trong thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc kể về việc tái sinh loài người và sinh ra các tộc người. Lụt được coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành các dân tộc trên thế giới. Nó phản ánh quan niệm huyền thoại của nhân loại về hai giai đoạn trước lụt và sau lụt, trong đó lịch sử các dân tộc chỉ thực sự phát triển sau lụt mà thôi. Thuộc về type truyện này có ba motif quan trọng không thể thiếu là
Nạn lụt, đôi trai gái may mắn sống sót và sự tái tạo loài người. Công thức cơ bản ổn định đó có thể vận động, biến đổi ở từng khu vực, quốc gia và dân tộc.
Với motif Nạn lụt, trước hết cần quan tâm xem xét đến nguyên nhân gây ra lụt bởi lẽ trong truyện kể ở nhiều khu vực trên thế giới cũng như ở những vùng miền trong cùng một quốc gia các nguyên nhân được kể đến đã có những khác biệt do yếu tố văn hóa, trình độ nhận thức và quan niệm không giống nhau. Và sự khác biệt này cho thấy quan niệm về thần linh, con người và mối quan hệ giữa họ cũng khác nhau. Nguyên nhân khác nhau cũng sẽ quy định sự phát triển về sau của type truyện cũng khác nhau.
Trong thần thoại các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nguyên nhân gây lụt trước hết được giải thích chủ yếu là do ý định của thần thánh. Các truyện cụ thể như
Chuyện “Ải Cắp Ý Kèo” (Thái), Người trong cung trăng và nguồn gốc loài người, Quả bầu, Quả bầu tiên (Dao), Nguồn gốc các dân tộc (Tày), Rồng và người (Lô Lô). Lụt xuất hiện là do sự trả thù của trời và các vị thần trên trời đối với con người do loài người vi phạm một quy định nào đấy hoặc do Thần lo sợ trước sức mạnh ngày càng lớn của loài người. Lụt là biện pháp thần linh dùng để ngăn chặn sức mạnh của loài người, biểu hiện nỗi lo sợ của thần linh đối với loài người. Nguyên nhân này cho thấy, một mặt đồng bào phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên rất mạnh mẽ, mặt khác vẫn quan niệm, thần thánh có sức chi phối vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người. Lụt cũng có thể là do hạn hán kéo dài, con người phải lên trời xin nước nhưng vô tình ba gáo nước trời dội xuống đã làm nên đại nạn (Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc- Mảng, Sự tích loài người thương nhau- Tày). Đây là ấn tượng sâu sắc về những đại nạn đáng sợ và thường xuyên diễn ra trong đời sống sinh tồn của loài người. Ở đây không thấy xuất hiện nguyên nhân do mối bất hòa và sự trả thù giữa các con vật trong thần thoại của các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ như Ba na, Xơ Đăng, Raglai có xuất hiện theo khảo sát thống kê của nhóm tác giả Nguyễn Thị Huế [36]. Thay vào đó, một số bản kể rằng việc xảy ra lụt được báo tin bởi một số loài vật như con dúi báo tin trong truyện Quả bầu mẹ (Khơ Mú), chim Khồ gô khồ sứ trong truyện Nguồn gốc các dân tộc (Hà Nhì). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc, đây cũng là một motif thường xuất hiện trong huyền thoại Lụt Đông Nam Á. Ông cho rằng: Một số con vật nhạy cảm với thời tiết là điều con người đã quan sát được từ xưa. Cho nên, để cho con vật đó báo tin lụt là điều có thể hiểu được và có lẽ cũng là cách kể xưa nhất, đơn giản nhất [13, tr 99]. Lý giải này cũng phù hợp với cách kể trong truyện một số dân tộc kể trên.
Về thời gian kéo dài trận lụt, các con số được đề cập đến thường là ba và bảy, nhiều hơn cả là con số ba. Có thể ngắn là ba hay bảy ngày đêm, dài hơn là ba tháng hay hơn nữa là ba năm. Con số ấy tiếp tục được gắn với thời gian mang thai kỳ lạ của người vợ trong cuộc hôn nhân bất thường ở đoạn sau với ý nghĩa tái tạo loài người. Có thể thấy, con số ba là một con số có ý nghĩa với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, các tác giả đã khẳng định ý nghĩa
của con số 3 trên phạm vi toàn thế giới. Khắp nơi trên thế giới, ba là một con số cơ bản. Nó biểu thị một trật tự trí tuệ và tinh thần nơi Thần linh, trong vũ trụ hoặc trong con người…Người Trung Hoa nói con số 3 là con số chỉnh, là biểu hiện của sự toàn thể, sự hoàn thành: không thêm cái gì vào đây được nữa [5, tr 37].
Hình dung về những người còn sống sót sau đại nạn lụt, tất cả các dân tộc ở miền núi phía Bắc đều kể rằng đó là một đôi trai gái và họ là anh em hoặc chị em ruột. Lý do mà đôi trai gái này thoát nạn phần lớn là do được thần chỉ cách. Cách kể này thể hiện một quan niệm và lối tư duy còn rất mộc mạc, hồn nhiên của các dân tộc. Một trong những nguyên nhân gây ra lụt là do xung đột thần và người, do thần cảm thấy sức mạnh của con người ngày một lớn, hoặc do con người phạm vào một điều cấm kỵ nào đó nhưng rất ngẫu nhiên cặp trai gái – những thành viên bình thường trong thế giới loài người có một hành vi ứng xử tốt với thần và thế là họ được bày cách hoặc được ban cho những vật sẽ cứu họ vượt qua đại nạn. Trong nhận thức của người xưa, thần vừa siêu phàm, đáng sợ vừa gần gũi, đáng kính. Vì thế, trong truyện kể, các tác giả dân gian đã đặt ra tình huống một mặt thần gây lụt định để trừng phạt và tiệt diệt loài người, mặt khác, thần lại mách bảo cho con người biết cách để chống lụt, để sống và tái tạo loài người. Đôi trai gái này thoát chết còn do
được các con vật chỉ cách vì trước đó đã tha chết cho chúng hoặc cứu chúng thoát nạn. Đây là sự phát triển của motif con vật báo tin đã nói đến ở trên. Theo tác giả Nguyễn Tấn Đắc, từ hình thức cổ xưa đó sẽ phát triển theo hai chiều. Một chiều là thần hóa con vật báo tin, và một chiều là giải thích việc báo tin của con vật như một hành động chịu ơn.
Về chi tiết vật cứu nạn, trong truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, vật cứu nạn phổ biến nhất là quả bầu. Ngoài ra, chúng tôi thấy xuất hiện một số loại vật cứu nạn khác như trống gỗ, thân cây gỗ khoét rộng bịt sáp ong…
Quả bầu – thuyền cứu nạn có ý nghĩa biểu tượng, có liên quan đến văn hóa nông nghiệp bầu bí từ thời cổ xưa. Trong nền văn hóa ấy, bầu là thức ăn, bầu còn là đồ dùng để đựng nước, đựng rượu, bầu để chế tạo nhạc cụ và cao hơn là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở theo quan niệm phồn thực. Theo Đặng Nghiêm Vạn, trong nghi lễ nông nghiệp, bầu bí là yếu tố tiếp sức cho lúa mọc tốt, trong nghi lễ làm nhà mới, bầu bí tượng trưng cho sự thịnh vượng của gia đình, trong cúng bái, bầu bí thay
thế cho thầy cúng trước các thần linh.Tuy không xuất hiện motif “bầu- mẹ” nhưng motif “bầu- thuyền” và thêm một số truyện còn sử dụng motif “bầu- con” cũng đã khẳng định dấu ấn nền văn hóa nông nghiệp đặc trưng chi phối hầu khắp truyện kể nhiều dân tộc Việt Nam trong đó có các dân tộc miền núi phía Bắc.
Đôi trai gái duy nhất sống sót, kết hôn và tái sinh loài người cũng là một motif đặc trưng của type truyện Huyền thoại lụt. Đây là cuộc hôn phối trái lẽ thường, không tự nguyện nên trong thần thoại, các tác giả dân gian đã tưởng tượng ra những điều kiện thú vị để “biện giải” cho cuộc hôn phối này. Hầu hết các cốt truyện đều kể rằng: Đôi trai gái nhiều lần tự thử thách bằng cách chia nhau ra đi các ngả, mỗi người cầm một nửa của vật nào đó. Cuối cùng họ lại gặp nhau và hai nửa vật lại chập khít vào nhau. Và vì thế họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải kết hôn với nhau. Trong nhiều trường hợp họ buộc phải lấy nhau do có thần hoặc một con vật nào đó mách bảo. Có một bản của dân tộc Mảng đã kể khác so với cách phổ biến này. Đôi trai gái sống sót nhất định không chịu lấy nhau mà nhảy vào lửa và chết. Trời lại cho con người xuống làm lại vạn vật, cho người vào ống tre, mỗi người nuốt một viên ngọc, dùi lỗ, các con thú lớn không dám ăn thịt, thế là từ đó loài người chui ra [11, tr 16]. Dù hình dung theo cách nào, chúng ta vẫn có thể thấy trong chi tiết này, sức mạnh của niềm tin vào thần linh, sự chi phối bởi lời mách bảo và chỉ dẫn của thần đối với con người còn rất mạnh. Đôi trai gái không muốn nhưng họ buộc