TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 76 - 79)

4 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Nùng, trong đó, số lượng truyện chủ yếu thuộc về ha

TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Văn học dân gian mỗi quốc gia đều có một gia tài cổ tích đáng kể và mỗi dân tộc trong từng quốc gia lại sở hữu cho riêng mình một kho cổ tích. Đây cũng là thể loại có tính tương đồng loại hình khu vực và quốc tế cao nhất. Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên nhận định: “Truyện cổ tích có khả năng di chuyển từ dân tộc này đến dân tộc khác, vượt qua mọi ranh giới về ngôn ngữ, về lãnh thổ…của các quốc gia. Có thể nói ở một mức độ nhất định, truyện cổ tích là một biểu tượng của sự thống nhất giữa các dân tộc trên toàn bộ hành tinh của chúng ta” [12, tr 226]. Truyện cổ tích các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Ở chương này, chúng tôi sẽ khảo sát và chỉ ra diện mạo của thể loại truyện cổ tích qua các tiểu loại và type truyện tiêu biểu. Đây là thể loại được coi là nghệ thuật đích thực, là những tác phẩm nghệ thuật dân gian hoàn chỉnh mà ở đó đồng bào các dân tộc thỏa sức sáng tạo và gửi gắm vào đó biết bao khát vọng, mơ ước và những quan niệm sống. Trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện cổ tích của một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với truyện cổ tích của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác. Chúng tôi sẽ cố gắng phân tích, lý giải những nhóm truyện, những motif độc đáo, bước đầu giải mã từ hiểu biết về đời sống văn hóa, tín ngưỡng để thấy được giá trị và cách thể hiện riêng có của đồng bào miền núi phía Bắc.

3.1. Khái quát chung

Khảo sát qua các tổng tập, tuyển tập và tập truyện cổ của các dân tộc thiểu số đã được sưu tầm, biên soạn và xuất bản, chúng tôi đã tập hợp được 283 truyện cổ tích. Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ chiếm tỷ lệ lớn nhất với 158 truyện, cổ tích sinh hoạt gồm 76 truyện và 49 truyện cổ tích loài vật. Số lượng thực tế có thể lớn hơn rất nhiều nhưng những truyện đã được sưu tầm, xuất bản ở trên chính là những truyện được lưu truyền phổ biến và lâu dài hơn cả.

Tỷ lệ các loại truyện cổ tích trên có những tương đồng và khác biệt nhất định với truyện cổ tích các dân tộc thiểu số vùng miền khác. Tương đồng ở sự xuất hiện phong phú tiểu loại cổ tích thần kỳ. Khác biệt ở số lượng truyện thuộc hai tiểu loại

cổ tích sinh hoạt và cổ tích loài vật. Theo thống kê của tác giả Phạm Tiết Khánh trong luận án tiến sĩ Khảo sát truyện kể dân gian Khơ Me Nam Bộ [46], trong tổng số

127 truyện và các dị bản cổ tích, có 64 truyện cổ tích thần kỳ, 35 truyện cổ tích loài vật và 28 truyện cổ tích sinh hoạt. Còn trong chuyên luận Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam [132], tác giả Phan Xuân Viện đã phân loại tổng số 383

truyện cổ tích của năm tộc người Nam Đảo ở Việt Nam với kết quả truyện cổ tích thần kỳ có 264 truyện, truyện cổ tích loài vật có 67 truyện và 52 truyện cổ tích sinh hoạt. Kết quả này chúng tôi tổng hợp trong Bảng 3.1.

STT Tiểu loại Truyện cổ tích miền núi phía Bắc

Truyện cổ tích Khơ me Nam Bộ Truyện cổ tích Nam Đảo 1 Truyện cổ tích thần kỳ 158/283(56 %) 64/127 (50,5 %) 264/383 (69 %) 2 Truyện cổ tích sinh hoạt 76/283 (27 %) 28/127 (22 %) 52/383(13,5 %) 3 Truyện cổ tích loài vật 49/283 (17 %) 35/127 (27,5 %) 67/383(17,5 %)

Bảng 3.1. So sánh tỉ lệ các tiểu loại truyện cổ tích giữa các khu vực

Có thể thấy, đối với các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, truyện cổ tích loài vật được sáng tạo nhiều hơn và có ý nghĩa nhất định với đời sống của các dân tộc. Còn với truyện cổ tích của các dân tộc miền núi phía Bắc, những vấn đề về con người và đời sống xã hội của con người dường như là mối quan tâm nhiều hơn.

Kho cổ tích của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn được lưu giữ lại không chỉ nhiều về số lượng bản kể mà còn đa dạng về các type truyện. Truyện cổ tích các dân tộc nơi đây hoàn toàn có thể lấp đầy ba tiểu loại cổ tích đã được các nhà nghiên cứu thống nhất là: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật. Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận có số lượng truyện phong phú nhất, đồng nghĩa với số lượng type truyện nhiều nhất, bao gồm: Truyện về người mồ côi, truyện về người em út, truyện về người con riêng, truyện về người khỏe, truyện về người đội lốt vật [Kí hiệu tương ứng Type 1, 2, 3, 4, 5]. Truyện cổ tích thần kỳ hướng tới phản ánh về những số phận bất hạnh thuộc tầng lớp dưới trong xung

đột, mâu thuẫn gay gắt với các lực lượng thuộc tầng lớp trên trong xã hội đã bắt đầu có sự phân hóa giai cấp. Những xung đột này được giải quyết hầu hết bằng sự xuất hiện và trợ giúp của yếu tố thần kỳ- đặc trưng nổi bật của cổ tích thần kỳ và cổ tích nói chung. Tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt thường phản ánh các vấn đề liên quan đến đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số, bao gồm: quan hệ gia đình như cha mẹ - con cái, vợ chồng…và quan hệ xã hội như bạn bè, chủ tớ, người giàu và người nghèo…So với cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt ít sử dụng yếu tố thần kỳ hoặc nếu có thì yếu tố thần kỳ chỉ đóng vai trò làm “đường viền kì ảo” tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện. Các vấn đề của đời sống sinh hoạt đặt ra hầu hết đều được giải quyết bằng tác động của con người, theo logic của đời sống thực. Kế thừa các cách phân loại của một số nhà nghiên cứu đi trước, khảo sát cụ thể nguồn truyện của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, chúng tôi thấy có thể chia bộ phận này thành các type truyện: Truyện về người thông minh, truyện về người hiếu nghĩa, truyện về người tiêu cực, truyện về những mối tình bất hạnh [Kí hiệu tương ứng Type 6, 7, 8, 9]. Truyện cổ tích loài vật cũng là bộ phận khá phổ biến ở đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đó là những truyện chủ yếu hướng tới nội dung phản ánh và lý giải đặc điểm hình thức và một số đặc tính sinh học của các loài vật, qua đó, con người truyền lại cho nhau những tri thức về thế giới tự nhiên theo cách tưởng tượng của cổ tích. Với bộ phận truyện cổ tích này, có thể chia thành hai type: Truyện có nhân vật là loài vật, Truyện có nhân vật là loài vật và con người [Kí hiệu Type 10,11]. Tỉ lệ số lượng truyện kể giữa các type truyện của các tiểu loại thể hiện trong

Bảng 3.2.

Truyện cổ tích mỗi dân tộc ở miền núi phía Bắc có những sáng tạo riêng nhất định đồng thời cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau và liên hệ với truyện cổ tích các vùng, khu vực khác. Điều đó chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra trong khi tìm hiểu, phân tích các nhóm truyện cụ thể.

STT Tiểu loại Số lượng Type Tỉ lệ

1 Truyện cổ tích thần kỳ 158 Type 1 60/158 Type 2 32/158 Type 3 22/158 Type 4 22/158 Type 5 22/158

2 Truyện cổ tích sinh hoạt 76 Type 6 32/76 Type 7 14/76 Type 8 18/76 Type 9 12/76 3 Truyện cổ tích loài vật 49 Type 10 38/49 Type 11 11/49

Bảng 3.2. Tỉ lệ các type truyện cổ tích 3.2. Các type truyện cổ tích thần kỳ

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w