Truyện về người hiếu nghĩa

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 104 - 106)

4 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Nùng, trong đó, số lượng truyện chủ yếu thuộc về ha

3.3.2. Truyện về người hiếu nghĩa

Trong thế giới nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt các dân tộc miền núi phía Bắc, chúng tôi còn nhận thấy sự xuất hiện của những con người hiếu nghĩa, tốt bụng đáng trân trọng.

Hiện chúng tôi thống kê được 14 truyện của 5 dân tộc Tày, Thái, Hmông, Nùng, Mường trong đó, dân tộc Tày có số truyện nhiều nhất (7/14 truyện). Đó là những người mẹ thương con (Lòng mẹ-Tày), người con hiếu thảo (Sự tích Pịe tông hao – Tày, Sự tích con ve-Thái), người bạn nhân ái (Tình bạn- Nùng), người vợ, người chồng thủy chung (Mã sài lạo pản- Hmông, Chuyện Văn Long, Sự tích chim háp háp gòn gòn, Người vợ hiền, Cô gái ăn mày –Tày, Người đàn bà đoan chính -

Nùng).

Truyện Lòng mẹ của dân tộc Tày là một câu chuyện cảm động và giàu ý nghĩa ca ngợi tình yêu thương của những người mẹ đối với con cái. Truyện kể về một bà mẹ góa, mù lòa nhưng hết lòng yêu thương con, cố gắng làm lụng nuôi con khôn lớn, lại khuyên nhủ con phải “dốc hết tim óc ra mà học, may ra còn có ngày mở mắt thấy trời với người ta”. Người con nghe lời mẹ đi tìm thầy giỏi và ra sức học hành. Nhưng vì nhớ thương mẹ, một hôm, người con đã trốn học về thăm mẹ. Thấy vậy, người mẹ không hài lòng, còn nổi giận mắng: “Con bảo con rất thương mẹ, nhớ mẹ nhưng con chưa thương mẹ đâu. Nếu quả con thương mẹ thì con đã học giỏi rồi. Con hãy ra khỏi nhà, bao giờ thương mẹ thực bụng thì hãy về với mẹ” [64, Tập 3, tr 265]. Người con thấm thía lời dạy bảo của mẹ nên ngày đêm dùi mài kinh sử, cuối cùng đỗ Trạng nguyên, được làm quan và đón mẹ vào triều đình. Đây quả là một câu chuyện cổ chứa đựng bài học rất giàu giá trị hiện đại.

Trong nhóm truyện này, chúng tôi còn nhận thấy có nhiều truyện kể về những người vợ, người chồng thủy chung son sắt, thông minh, khéo léo. Truyện Mã sài lạo pản (Chàng bán củi) của dân tộc Hmông kể về truyện Một chàng trai sau khi lấy vợ thì cha mẹ chết. Chàng đi buôn, vợ ở nhà gặp người lái buôn Hoa, nàng khôn khéo từ chối nhưng bị chồng về hiểu nhầm, đuổi đi. Nàng giả là đàn ông sang Trung Quốc làm ăn. Còn người chồng làm ăn khánh kiệt, sau phải sang đúng chỗ vợ bán củi. Hai người gặp nhau, vợ thử lòng chồng bằng nhiều cách, cuối cùng nhận ra nhau và sống hạnh phúc [100, tr 457].

Nói chung, nhóm truyện này bao gồm những truyện cùng phản ánh chung một chủ đề nào đó nhưng cách kể thường linh hoạt, không theo một công thức kể và hệ thống các motif cố định. Nhóm truyện chủ yếu góp phần phản ánh những truyền

thống ứng xử quý báu của đồng bào thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng và cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc việt nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w