CÁC NHÓM GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG TRONG ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 103 - 107)

VÀ CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 3.1 DỰ BÁO CUNG, CẦU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG

3.4CÁC NHÓM GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG TRONG ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG TRONG ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

3.4.1 Nhóm giải pháp vĩ mô

3.4.1.1 Dự báo nguồn nhân lực, dự báo về phát triển ngành nghề trên phạm vi cả nước và khu vực.

Như đã phân tích trong chương 2, thực trạng đào tạo tuy thiếu nhưng thừa xảy ra khá rõ nét trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Do vậy, để giảm bớt tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực cần có những biện pháp thực thi: dự báo những yếu tố tác động đến nhu cầu lao động và dự báo về phát triển ngành nghề. Khi chúng ta căn cứ vào tốc độ tăng trưởng, quy mô và cơ cấu kinh tế - xã hội; trình độ khoa học- công nghệ; khả năng xuất hiện những ngành, nghề mới hoặc nhu cầu về những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai thì chúng ta có thể tăng mức độ phát triển hợp lý của thị trường lao động và thị trường đào tạo. Nghĩa là, chúng ta có khả năng hình thành một cơ cấu hợp lý cả về trình độ lẫn ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của tỉnh.

3.4.1.2 Tạo kênh thông tin giới thiệu việc làm ở cấp độ quản lý nhà nước địa phương.

Sở lao động – Thương binh – xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo và các Sở chuyên ngành khác cần xây dựng mục thông tin giới thiệu việc làm trên trang web của mình để thông tin về những công việc cần người và những người đang cần việc và những tiêu chuẩn mà người lao động cần phải có.

Qua đó người lao động sẽ biết tự hoàn thiện mình để đáp ứng tốt nhất của nhà tuyển dụng, đó là việc gắn kết giữa cung lao động và cầu lao động.

Ở cấp độ cơ sở giáo dục cũng cần xây dựng mục việc tìm người – người tìm việc tương tự, bên cạnh đó cần tạo trang web cựu sinh viên, để thông qua mạng lưới cựu sinh viên làm kênh thông tin giới thiệu việc làm, tạo mối gắn kết giữa nhà trường và cộng đồng doanh nghiệp. Đây là một trong những giải pháp mang tính khả thi cao trong việc liên kết doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu.

Mạng lưới cựu SV có thể cung cấp các lợi ích khác nhau như kế hoạch đào tạo, tư vấn nghề và phỏng vấn xin việc, v.v. Các trường cần đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng và củng cố mạng lưới với các doanh nghiệp địa phương để phát huy tính hiệu quả của website cựu SV. Các trường cũng có thể tổ chức hội chợ nghề nghiệp thường niên và bán niên để doanh nghiệp có thể quảng cáo về công ty nhằm thu hút các sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi. Việc mời các nhà tuyển dụng tới các sự kiện đặc biệt của trường như lễ khai giảng, lễ tốt nghiệp hoặc các ngày định hướng nghề nghiệp cũng là một cách hay để củng cố các mối quan hệ với các doanh nghiệp địa phương.

3.4.1.3 Nhóm giải pháp về phát triển, thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài

Phát triển, thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài nhằm không những giữ được nhân tài của tỉnh, mà còn lôi kéo nhân tài từ bên ngoài đến phục vụ lâu dài ở tỉnh, đồng thời phát huy tối đa khả năng và sự cống hiến của họ cho sự nghiệp phát triển KT-XH. Nhà nước địa phương đã có chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài, nhưng chưa quan tâm đến nhân tài bên trong. Do dó, có những trường hợp bị chảy máu chất xám do chính sách đãi ngộ và thu nhập chưa tương xứng. Chính sách đãi ngộ này còn tùy thuộc vào tiềm lực tài chính ở địa phương và các doanh nghiệp.

3.4.2 Nhóm giải pháp vi mô

Đây là nhóm giải pháp mà các nhà trường và doanh nghiệp thực hiện hợp tác song phương hoặc đa phương, bao gồm:

3.4.2.1 Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đào tạo theo địa chỉ

Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, tuy các trường đã có phương thức đào tạo theo địa chỉ từ lâu nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phổ biến, điều này tùy thuộc vào sự năng động của các nhà trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các cở đào tạo nói chung đã bước đầu áp dụng phương thức này thông qua việc tiếp cận với các doanh nghiệp về mặt tiếp nhận sinh viên đến thực tập nghề tại các doanh nghiệp và đã có được sự gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong công tác dạy nghề. Điều này đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai phía. Bởi qua thực tập nghề, HSSV học được những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ngoài việc học lý thuyết chuyên môn, HSSV được thực tập ngay trên thiết bị công nghệ đang sử dụng tại doanh nghiệp, có cơ hội vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn để nâng cao được kỹ năng nghề. Về phía doanh nghiệp, họ giảm được nhân công trong thời gian có HSSV thực tập vì chỉ cần một người giám sát; có điều kiện tuyển chọn những HSSV phù hợp bởi những HSSV này có thể đáp ứng được ngay công việc sau khi tốt nghiệp thông qua thời gian đã được thực tập. Việc liên kết theo hình thức đào tạo này là điều cơ bản tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh nghiệp và từ đây đã có một số trường thực hiện tốt việc bồi dưỡng kỹ thuật, tổ chức thi tay nghề nâng bậc thợ; hình thức hợp tác này cần được phát huy nhiều hơn.

3.4.2.2 Liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong việc thực tập, thực tế và đổi mới chương trình đào tạo

Các cơ sở giáo dục cần phải có Trung tâm quan hệ doanh nghiệp và giới thiệu việc làm với mục đích:

- Tạo cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc liên hệ thực tập, kiến tập cho GV và HSSV;

- Tập huấn các kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu công việc khi các em ra làm việc thực tế tại các doanh nghiệp;

- Tạo điều kiện cho HSSV đang học tận dụng thời gian nghỉ hè để đi làm việc bán thời gian có trả lương hoặc không có trả lương để các em tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xin việc của HSSV sau này.

Từ phân tích tình trạng bất cập về chương trình đào tạo: xa rời thực tiễn, không theo kịp nhịp độ phát triển của thị trường lao động, thiên về lý thuyết, ... ở chương 2, để có thể khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp có tính đột phá là đưa doanh nghiệp trở thành một trong những chủ thể tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo.

Để làm được việc này, nhà trường cần chủ động mời doanh nghiệp tham gia xây dựng, bổ sung chương trình đào tạo đối với các ngành mũi nhọn, ngành trọng điểm của tỉnh. Nhà trường và doanh nghiệp cần phải cùng nhận thấy trách nhiệm và quyền lợi của cả hai phía trong việc đào tạo và sử dụng hiệu quả NNL, góp phần phát triển KTXH chung. Khi cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo, doanh nghiệp sẽ thấy được vai trò quan trọng của mình là những người thợ bậc cao, có chuyên môn giỏi để hướng dẫn, kèm cặp HSSV thực tập làm việc thực tế trên những trang thiết bị hiện tại của doanh nghiệp. Qua đó, DN có thể đánh giá chất lượng đào tạo sát với thực tế bởi họ đã tận mắt chứng kiến năng lực làm việc của các em, có cơ sở thông tin kịp thời về nhà trường để điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng nội dung, chương trình, quy mô và cơ cấu đào tạo xa rời thực tiễn.

3.4.2.3 Giải pháp gắn kết giữa nhà trường và cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng các quỹ khuyến học, tài trợ học bổng cho sinh viên.

Để thực hiện tốt được giải pháp này, các cơ sở giáo dục cần vận động doanh nghiệp và các quỹ khuyến học, khuyến tài trao học bổng gắn liền với cơ hội thực tập ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là vào thời điểm sinh viên bước vào giai đoạn chuyên ngành và giai đoạn thực tập, sinh viên là con em của tỉnh. Hàng năm, tổ chức ngày hội việc làm kết hợp với ngày hội chào đón sinh viên mới tốt nghiệp để có những chính sách đáp ứng kịp thời và liên hệ khi cần thiết. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các ngày hội giao lưu sinh viên nhân các ngày lễ lớn

nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen, giao lưu học tập, trao đổi thông tin về việc làm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 103 - 107)