ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG
2.2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất, nguồn tài lực phục vụ đào tạo nhân lực tại các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh
nhân lực tại các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
2.2.1.1 Hệ thống đào tạo
Đến nay các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã phát triển rộng khắp 08 huyện, thành phố của tỉnh với tổng số là 29 cơ sở. Cụ thể:
- 16 trung tâm dạy nghề (8 trung tâm công lập và 8 trung tâm tư thục).
- 02 trung tâm giới thiệu việc làm. - 02 doanh nghiệp có dạy nghề.
- 01 trường trung cấp nghề, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp. - 03 trường cao đẳng và 3 trường đại học.
Mạng lưới đào tạo có bước phát triển nhưng mật độ phân bố không đều, đa số tập trung tại khu đô thị lớn của tỉnh, điển hình là thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ. Do đó, vẫn còn khuynh hướng lao động tập trung về các khu đô thị để học nghề và tìm việc làm, gây tốn kém chi phí và mất cân đối về dân số giữa khu vực thành thị và nông thôn, kéo theo nhiều vấn đề xã hội phát sinh cần giải quyết.
2.2.1.2 Các điều kiện phục vụ công tác đào tạo a. Về tài chính
Hiện nay các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hoạt động dựa vào nguồn tài chính chủ yếu sau:
- Nguồn tài chính được phân bổ từ ngân sách nhà nước; - Học phí thu từ học sinh, sinh viên (HSSV);
- Nguồn thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo từ xa, vừa làm vừa học; - Nguồn thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học kỹ thuật;
- Nguồn thu từ các hoạt động khác như: mở các lớp Ngoại ngữ, Tin học, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn…
- Nguồn thu khác: Hợp đồng căn tin, bãi giữ xe…
Trong những nguồn thu trên, nguồn thu từ ngân sách nhà nước chiếm phần lớn kinh phí của các trường, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chủ động kinh phí hoạt động. Từ đó ảnh hưởng đến việc đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, cũng như trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ trong giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, sinh viên.
b. Về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo, vừa là phương tiện vừa là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên, phục vụ điều kiện học tập của HSSV. Do vậy, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Cơ sở vật chất các trường qua các báo cáo năm học 2012-2013 được mô tả ở Bảng 2.2.1. So với tiêu chuẩn về diện tích đất xây dựng theo Điều lệ trường cao đẳng và Điều lệ trường trung cấp: không ít hơn 5 ha đối với trường cao đẳng và không ít hơn 2 ha đối với trường trung cấp thì hầu hết các trường đều đạt chuẩn (riêng trường CĐKTTC chưa đạt). Tương tự, so với tiêu chuẩn bình quân diện tích không dưới 25 m2/SV đối với trường cao đẳng và không dưới 2 m2/HS đối với trường trung cấp thì hầu hết các trường đều đạt chuẩn (riêng trường CĐKTTC chưa đạt). Ngoại trừ trường CĐCĐ có hai phòng trang bị cho học ngoại ngữ, các trường khác chưa xây dựng phòng học ngoại ngữ.
Bảng 2.2.1 Công khai cơ sở vật chất các trường cao đẳng, đại học năm học 2012-2013 T T Nội dung ĐV tính Các trường CĐ CĐ CĐ KTTC CĐ SPKT (nay là ĐH SPKT) CĐ SP ĐH CL ĐH XDMT I Diện tích đất đai Ha 7,3 1.5 5.2 3,6 22,3 10,7 II Diện tích sàn xây dựng 9.639 21.294 1 Giảng đường m2 44 7.620
Số phòng Phòng 51 29 21 54 Tổng diện tích m2 7.446 4.668 1.695 8.084 140 25.846 2 Phòng học máy tính m2 Số phòng Phòng 06 04 06 10 Tổng diện tích m2 586 507 576 640 3 Phòng học ngoại ngữ m2 Số phòng Phòng 02 23 Tổng diện tích m2 144 1.840 4 Thư viện m2 210 175 441 427,5 796 5 Phòng thí nghiệm m2 Số phòng Phòng 06 01 03 04 Tổng diện tích m2 950 40 90 520 6 Xưởng thực tập, thực hành m 2 Số phòng Phòng 11 24 06 Tổng diện tích m2 4.090 5.272 538 7 Ký túc xá m2 Số phòng Phòng 111 54 46 122 320 Tổng diện tích m2 5.592 2.701 3.050 9.962 20.000 8 Nhà ăn m2 380 461 120 420 9 Diện tích khác m2
Diện tích hội trường m2 996 360
Diện tích nhà văn hóa m2
Diện tích nhà thi đấu
ĐN m 2 128 Diện tích bể bơi m2 Diện tích sân vận động m2 14.600 550 10.000 10 Tổng số HSSV chính quy HSSV Cao đẳng HSSV 1.602 2.035 Trung cấp HSSV 1.697 580
(Nguồn: Trích từ Báo cáo về việc thực hiện các nội dung quy chế công khai năm học 2012- 2013 của các trường CĐCĐ, CĐKTTC, CĐSPKT, và 3 công khai
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, về cơ bản, các trường có đầy đủ giảng đường, phòng học, phòng máy tính, thư viện và ký túc xá HSSV. Ngoài ra, các trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật được trang bị phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập. Phương tiện dạy học và máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy cũng được các trường quan tâm đầu tư. Theo thống kê, nhiều phòng học có trang bị máy chiếu, phòng thực tập được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị, dụng cụ. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng về khoa học kỹ thuật và công nghệ như hiện nay, máy móc, thiết bị hiện có ở các trường vẫn còn hạn chế và lạc hậu so với thực tế ở các nhà máy, doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua kết quả đánh giá của giảng viên về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo (Bảng 2.2.2).
Bảng 2.2.2 Đánh giá của giảng viên về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo (theo tỉ lệ %)
Stt Nội dung
Mức độ đầy đủ Mức độ hiện đại
Thiếu Tương đối đủ Đủ Không trả lời Lạc hậu Tương đối hiện đại Hiện đại Không trả lời 1 Phòng học lý thuyết 7.5 44 45 3.5 18 51.5 10. 5 20 2 Xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng máy tính 22 43 27. 5 7.5 23 44.5 13 19.5 3 Thư viện, sách, giáo
trình, tài liệu khác 32.5 47 18 2.5 17 47.5 7.5 28 4 Các phương tiện và
đồ dùng dạy học 21 51.5 21 6.5 9.5 57
11.
5 22
(Số liệu trong cột biểu thị tỷ lệ % giảng viên khảo sát đồng ý với các cấp độ đánh giá)
Có khoảng 50% giảng viên đánh giá trang thiết bị phục vụ đào tạo là tương đối đầy đủ. Đáng chú ý là có đến 32% giảng viên cho rằng thư viện còn thiếu sách, giáo trình, tài liệu. Đây là tình trạng chung của các thư viện ở các trường địa phương. Hiện nay, thư viện của một số trường chủ yếu là
kho chứa tài liệu, phục vụ việc mượn và trả tài liệu, chưa được trang bị thích hợp cho HSSV tự học, số lượng máy tính nối mạng phục vụ cho tra cứu ở thư viện còn hạn chế, không gian học tập chưa thật sự thoải mái. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 6.5% SV thường xuyên đến thư viện, có 29.5% chưa bao giờ đến thư viện, số còn lại chỉ thỉnh thoảng mới đến. Đánh giá của HSSV về chất lượng thư viện bao gồm khả năng đáp ứng tài liệu chuyên ngành, tạp chí, báo, máy vi tính kết nối mạng để tra cứu tài liệu chỉ ở mức tương đối đầy đủ (Biểu đồ 2.2.1). Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, đa số HSSV thích tra cứu qua internet vì tính cập nhật của phương tiện này rất cao và phong phú, nên việc khai thác các tiện ích của thư viện chưa được nhà trường cũng như HSSV quan tâm đúng mức.
Biểu đồ 2.2.1. Đánh giá của HSSV về khả năng đáp ứng của thư viện trường
(Số liệu biểu thị tỷ lệ % HSSV được khảo sát đồng ý với các cấp độ đánh giá)
Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo được gắn liền với việc đầu tư và mở rộng cơ sở hạ tầng. Điều này thấy rõ ở định hướng chiến lược phát triển của các trường. Để phấn đấu đạt tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng theo Quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, đồng thời đảm bảo điều kiện cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực hành thí nghiệm, rèn nghề cho HSSV, các trường đã tranh thủ nhiều nguồn lực và xây dựng nhiều dự án phát triển cơ sở vật chất. Trường CĐKTTC đã có kế hoạch mở rộng diện tích mặt bằng; Trường CĐCĐ đã được phê duyệt Dự án xây
dựng thư viện điện tử và đang lập kế hoạch xây dựng các trang trại thực nghiệm cũng như chuẩn bị cho việc thành lập thêm cơ sở mới.
2.2.1.3 Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
Theo thống kê, các trường có một đội ngũ giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn đông về số lượng và tương đối mạnh về trình độ (Bảng 2.2.3). So với tiêu chuẩn trung bình không quá 30 SV/GV theo Điều lệ trường cao đẳng thì hầu hết các trường đều đạt chuẩn. Tuy nhiên, việc đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ giảng viên là một công việc rất khó khăn vì chất lượng đội ngũ giảng viên là một phạm trù khó xác định, biểu hiện tố chất bên trong hơn là hình thức bên ngoài, do đó rất khó định lượng cụ thể. Về cơ bản có thể xem xét chất lượng giảng viên ở ba khía cạnh: chuẩn về trình độ chuyên môn, chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm và chuẩn về đạo đức tư cách nghề nghiệp.
Bảng 2.2.3 Công khai đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học năm học 2012-2013 T T Nội dung ĐV tính Số lượng CĐ CĐ CĐ KTTC ĐH SPKT ĐH CL ĐH XD MT
1 Tổng số giảng viên cơ
hữu, hợp đồng dài hạn người 124 95 102 174 124
2 Giáo sư - - - 00 3 Phó giáo sư - - 01 00 02 4 TSKH, tiến sĩ - - 05 01 09 01 5 Thạc sĩ - 46 33 40 24 55 6 Cử nhân - 77 56 61 138 68 7 Số SV chính quy quy
đổi/GV cơ hữu quy đổi
SV quy
đổi 12.5 11.65 16.9
8 Tỷ lệ giảng viên cơ hữu
từ thạc sỹ trở lên % 37 38 40.2 20.1 45.2
(Nguồn: Trích từ Báo cáo về việc thực hiện các nội dung quy chế công khai năm học 2012-2013 của các trường CĐCĐ, CĐKTTC, CĐSPKT và 3 công khai
năm học 2009-2010 của ĐHCL, ĐHXDMT)
Về trình độ chuyên môn: với tỷ lệ trung bình của các trường cao hơn 30% là giảng viên cơ hữu có trình độ từ thạc sĩ trở lên cho thấy sự quan
tâm của nhà trường và của giảng viên trong việc nâng cao trình độ nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ của giảng viên theo Quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Trình độ nghiệp vụ sư phạm là sự phản ánh năng lực sư phạm của giảng viên, được thể hiện qua năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục, năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học, năng lực tổ chức lớp học, kỹ năng giao tiếp, năng lực phát triển chuyên môn. Qua khảo sát, chất lượng giảng viên của các trường được đánh giá rất cao, khá và tốt chiếm tỷ lệ 91% (Biểu đồ 2.2.2). Kết quả này có thể do sự cố gắng của các trường về đổi mới phương pháp giảng dạy. Theo kết quả khảo sát, có 86% giảng viên sử dụng các công cụ dạy học như máy tính, máy chiếu và đồ dùng dạy học; có 44% giảng viên áp dụng phương pháp thuyết trình và thảo luận; có đến 97% giảng viên thường xuyên cập nhật giáo trình. Bên cạnh đó, thời gian qua các trường đã hết sức quan tâm đầu tư trang thiết bị, công nghệ giảng dạy. Điều này đã góp phần hỗ trợ cho nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên.
Biểu đồ 2.2.2 Đánh giá của giảng viên về chất lượng đội ngũ giảng viên các trường
(Số liệu biểu thị tỷ lệ % giảng viên khảo sát đồng ý với các cấp độ đánh giá)
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên: Các trường đều tạo điều kiện cho giảng viên đi học
nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Chế độ, chính sách đối với giảng viên được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí dành cho đào tạo còn hạn chế, số lượng giảng viên khá nhiều, nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao nên việc giải quyết cho GV đi học đôi khi gặp khó khăn.