Mặt mạn h Strengths

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 78 - 80)

ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG

2.5.1Mặt mạn h Strengths

2.5.1.1. Các Trường trung cấp, cao đẳng và đại học của Vĩnh Long

có bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong đào tạo, có vị trí quan trọng trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long trước đây là Trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật 4 của Trung ương đặt tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên kỹ thuật cho các trường kỹ thuật trong địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long; Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long đã có bề dầy hơn 60 năm trong đào tạo sư phạm cho cả khu vực Tây Nam bộ trước và sau giải phóng; Trường Cao

đẳng kinh tế - Tài chính được hình thành đào tạo trình độ trung cấp rất sớm từ 1976 và sau đó Trường Nghiệp vụ Thương nghiệp được nhập vào nhằm mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo, Trường có uy tín trong việc đào tạo và được hỗ trợ rất lớn từ các Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Tổng Cục Thuế, do đó Trường CĐ Kinh tế - Tài chính không chỉ đào tạo cho Vĩnh Long mà còn cho các tỉnh thành khác theo kế hoạch đào tạo, tập huấn phân bổ của các Bộ, Ngành; Trường Cao đẳng Cộng đồng là Trường đào tạo đại học tại chức đầu tiên tại Vĩnh Long từ năm 1979 với tên gọi đầu tiên là Trường đại học tại chức Kinh tế - Kỹ thuật liên tỉnh Cửu Long – Đồng Tháp. Trường cũng đã sáp nhập với Trường trung cấp Kỹ thuật Lương thực – Thực phẩm (Tiền thân là Trường Lương thực III của Bộ Lương Thực) để đào tạo đa cấp đa ngành; Trường Đại học Xây dựng Miền Tây cũng xuất thân từ Trường cao đẳng xây dựng 8 của Bộ Xây dựng, phạm vi đào tạo trên cả nước; Đại học Cửu Long tuy ra đời sau vào năm 2002, nhưng cũng có tiếng nói có trọng lượng trong hàng ngũ các trường cao đẳng, đại học cả nước. Với tầm vóc và vị trí mang tính khu vực và cả nước của các trường đại học và cao đẳng, đây là thế mạnh của các cơ sở giáo dục đại học ở tỉnh Vĩnh Long mà không địa phương nào có được.

2.5.1.2. Đội ngũ cán bộ và giảng viên các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long đủ về số lượng theo ngành nghề đào tạo, hơn 50% đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục đại học với tỉ lệ hơn 56% giảng viên có trình độ sau đại học, một phần ba trong số đó là giảng viên thâm niên, nhiều kinh nghiệm, hai phần là giảng viên trẻ đầy nhiệt huyết, có kiến thức tiên tiến và chuyên môn sâu được thường xuyên cập nhật. Đây là nhân lực quan trọng sẽ thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nhân lực không chỉ riêng cho tỉnh Vĩnh Long mà còn cả cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

2.5.1.3. Cơ sở vật chất của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học đã được trang bị tương đối đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện tại. Có những thiết bị phục vụ nhu cầu thực hành thực tập được đầu tư khá hiện đại như ở Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long, Trường đại học Xây dựng Miền Tây.

2.5.1.4. Chất lượng sinh viên ra trường của các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học ở Vĩnh Long đã được khẳng định và xã hội thừa nhận.

2.5.1.5. Một số chuyên ngành đào tạo chỉ có số trường trong khu vực ĐBSCL đào tạo, trong đó có ở một số trường CĐ, ĐH tỉnh Vĩnh Long như: Công nghệ lương thực, thực phẩm, quản lý đất đai, kiến trúc, sư phạm kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 78 - 80)