Về các cơ sở đào tạo có trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 48)

ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG

2.1.5 Về các cơ sở đào tạo có trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 03 trường Đại học, 03 trường Cao đẳng, 03 trường Trung cấp.

Đối với ba trường đại học tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long sứ mạng được xác định ở các lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu vực đBSCL nói chung.

- Trương Đai hoc Sư pham Ky thuât Vinh Long là trung tâm đào tao giáo viên day nghề và cán bô ky thuât có trình đô đai hoc, sau đai học đat chuân quôc gia, khu vực và quôc tế; là trung tâm bôi dương và đánh giá ky năng nghề, nghiên cứu khoa hoc và chuyên giao công nghệ hàng đâu cua khu vực trong các linh vực giáo duc nghề nghiệp, công nghệ ky thuât, phuc vu cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đai hóa đât nươc, đăc biệt là khu vực Đông bằng sông Cưu Long.

- Trường đại học Cửu Long là đại học đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu xã hội; là trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ, văn hóa khoa học kĩ thuật trong khu vực ĐBSCL và cả nước phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH và hội nhập quốc tế.

- Trường đại học Xây dựng Miền Tây là cơ sở giáo dục công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các ngành Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị - Vùng, Quản lý Đô thị, Kỹ thuật Xây dựng, Hạ tầng Đô thị, kinh tế, đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển KTXH cho khu vực DBSCL và cho cả nước.

Đối với ba trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long sứ mạng được đặt ra cụ thể như sau:

- Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính xác định sứ mạng là đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn đầu ra, tổ chức nghiên cứu khoa học và thực nghiệm, chuyển giao, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long là cơ sở giáo dục công lập, có chức năng đào tạo đa cấp, đa ngành hệ chính qui từ Cao đẳng trở xuống; đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng và Đại học; liên kết đào tạo hệ Đại học; bồi dưỡng, chuyển giao Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Đào tạo và cấp chứng chỉ A, B, C Anh văn và Tin học. Phương châm của Trường là: Đào tạo, cung cấp cho cộng đồng nguồn nhân lực chất lượng cao về đào tạo, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Trường đang xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 sẽ trở thành một trong những cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành có uy tín ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và ngang tầm với các Trường Đại học khác trong cả nước, có chất lượng đào tạo được xã hội khẳng định và thừa nhận. Đồng thời Trường cũng thực hiện quy hoạch ngành nghề, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH của địa phương và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của cộng đồng.

- Trường cao đẳng sư phạm về chức năng nhiệm vụ có hơi khác với hai trường cao đẳng trên, vì trực thuộc quản lý của Sở GD & ĐT và đào tạo chủ yếu là các ngành sư phạm từ trung học cơ sở đến mầm non. Ngoài ra trường còn đảm nhận tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên từ trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Trong ba trường trung cấp, hai trường trung cấp Y tế chuyên đào tạo cán bộ phục vụ cho ngành y tế và Trung cấp Nghề số 9 đào tạo cán bộ phục vụ cho quân đội và dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ là chủ yếu. Còn riêng đối với trường Trung cấp Nghề đây là trường đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tổ chức đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; tổ chức hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có các trình độ nghề khác nhau đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ công

nghiệp hoá hiện đại hoá các ngành các lĩnh vực ở địa phương; tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề; tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật; tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật; tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp; đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính; quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy sứ mạng của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp đặt ra là đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, góp phần cùng cả nước chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung đào tạo và đào tạo lại, bổ sung nguồn nhân lực cho những ngành, lĩnh vực có vai trò quyết định, tạo bước đột phá trong lĩnh vực kinh tế - xã hội tỉnh sau năm 2015, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, quản lý cho hệ thống chính trị; các lĩnh vực giáo dục và đào tạo; y tế; đào tạo nghề; phát triển đội ngũ doanh nhân và văn hoá, thể thao và du lịch.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)