ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG
2.2.2 Thực trạng về công tác đào tạo ở các trường trung cấp và cao đẳng của tỉnh Vĩnh Long
đẳng của tỉnh Vĩnh Long
2.2.2.1 Công tác tuyển sinh và việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp a. Thực trạng công tác tuyển sinh từ 2010 đến 2012
Bảng 2.2.4 Tuyển sinh trình độ cao đẳng
Stt Tên trường 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Tuyển được Đạt tỷ lệ % Chỉ tiêu Tuyển được Đạt tỷ lệ % Chỉ tiêu Tuyển được Đạt tỷ lệ % 1 Trường CĐCĐ VL 650 461 70,92 820 488 59,51 820 551 67,19 2 Trường CĐ KTTC VL 860 806 93,72 700 765 109,28 795 - - 3 Trường ĐH SPKTVL 1100 438 39,81 550 435 79,09 730 537 73,56 4 Trường CĐ SP 600 428 71,33 600 306 51,00 600 281 46,83
Bảng 2.2.5 Tuyển sinh trình độ trung cấp Stt Tên trường 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Tuyển được Đạt tỷ lệ % Chỉ tiêu Tuyển được Đạt tỷ lệ % Chỉ tiêu Tuyển được Đạt tỷ lệ % 1 Trường CĐCĐ VL 900 668 74,22 800 560 70,00 800 554 69,25 2 Trường CĐSP VL - - - 100 86 86 200 200 100 3 Trường TC Nghề VL 500 463 92,60 500 434 86,80 500 585 117,00 4 Trường TC Y tế VL 240 240 100 435 365 83,91 450 453 100,67
(Nguồn: P. Đào tạo của 4 trường CĐ và TC)
Từ kết quả khảo sát được thể hiện trên bảng 2.2.4 và 2.2.5, có thể thấy công tác tuyển sinh đối với các trường còn gặp nhiều khó khăn, đạt tỉ lệ không cao, cụ thể tuyển sinh hệ cao đẳng của các trường CĐ hầu như không đạt chỉ tiêu; còn với hệ trung cấp, ngoại trừ đối với trường TC là xét tuyển và vượt chỉ tiêu, các trường CĐ tuyển sinh hệ này chỉ đạt ở mức tương đối. Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng thể hiện, hầu như tỷ lệ đạt trong công tác tuyển sinh của các trường có xu hướng giảm dần. Đây là điều cần được các trường nghiên cứu, tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp kịp thời, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các trường.
b. Việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp
* Tỷ lệ học sinh- sinh viên tốt nghiệp
Bảng 2.2.6 Tỉ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp
Stt Tên trường 2010 2011 2012 Được dự thi Đạt Tỷ lệ % Được dự thi Đạt Tỷ lệ % Được dự thi Đạt Tỷ lệ % 1 Trường CĐCĐ VL 787 663 92,34 1012 946 93,48 1021 876 85,80 2 Trường ĐH SPKT VL 468 430 91,88 430 413 96,04 650 630 96,92 3 Trường CĐSP VL 385 353 91,6 282 281 99,64 266 245 92,1 4 Trường TC Nghề VL 334 223 66,76 340 245 72,05 335 329 98,2 5 Trường TC Y tế VL 422 391 92,65 445 405 91,01 497 479 96,38
(Nguồn: Phòng Đào tạo 5 trường trên)
Kết quả khảo sát trên bảng 2.2.6 cho thấy rằng, tỷ lệ HSSV tốt nghiệp tính bình quân trong 3 năm học của các trường là 90,03%, đây không phải là con số lý tưởng nhưng có thể được coi là phù hợp với năng lực học của các em và chất lượng đào tạo của các trường. Tuy nhiên, trong tương lai, để có thể nâng cao tỉ lệ HSSV tốt nghiệp nhiều hơn nữa, các trường cần có biện pháp cụ thể trong việc cải tiến phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực học của các em, đảm bảo sản phẩm đào tạo vừa tăng về số lượng lẫn chất lượng được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
* Tỷ lệ học sinh sinh viên tìm được việc làm qua khảo sát
Biểu đồ 2.2.3. Trình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của cựu HSSV
Nhóm thực hiện đề tài đã khảo sát 200 phiếu dành cho cựu HSSV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tỉ lệ tìm được việc làm là 69% (trong đó đúng chuyên ngành là 57%) số còn lại đang thất nghiệp hay đang đi học tiếp (Biểu đồ 2.2.3).
Nhìn chung, tỉ lệ HSSV tìm được việc làm sau khi ra trường là khá cao, trong đó cơ quan nhà nước là đơn vị công tác chính của sinh viên (chiếm tỉ lệ 62%); phần đông còn lại là làm việc tư nhân/ làm tại nhà; tỉ lệ HSSV làm việc cho các công ty cổ phần hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài là rất thấp. Qua kết quả khảo sát, yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc là những yêu cầu chính của các DN khi đến phỏng vấn. Ngoài ra, các DN còn yêu cầu về kỹ năng mềm, trong đó kỹ năng giao tiếp cơ bản được yêu cầu khá cao.
Từ đây cho thấy rằng, các cơ sở đào tạo, bên cạnh việc cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn vững vàng, việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản là không thể thiếu, nhằm hỗ trợ tích cực trong tìm kiếm việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp.
2.2.2.2 Về công tác giảng dạy
Kết quả khảo sát trên 200 phiếu dành cho đối tượng là các GV giảng dạy trình độ CĐ, TC trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận rằng, có 97% GV thường xuyên cập nhật bài giảng của mình, trong đó 61% cập nhật hàng năm. Kết quả trên cho thấy GV rất chú trọng vào việc cập nhật bài giảng. Đây là việc làm rất quan trọng trong việc xây dựng nội dung bài giảng phù hợp, đồng thời là nghĩa vụ của mỗi GV trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường.
Qua ghi nhận về hình thức tổ chức kiểm tra HSSV, GV thường dựa vào hai phương pháp (lý thuyết, thực hành) và ba hình thức kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm, kiểm tra sản phẩm thực hành), cụ thể như sau::
- Khi áp dụng phương pháp lý thuyết, 83% là kiểm tra tự luận.
- Khi áp dụng phương pháp thực hành, kiểm tra sản phẩm thực hành chiếm 75,5%. Ngoài ra, hình thức trắc nghiệm khách quan cũng được áp dụng.
Qua việc GV thường xuyên cập nhật bài giảng cũng như việc chú trọng thực hiện đánh giá kết quả SV bằng nhiều hình thức đánh giá có tính chính xác cao và sát thực tế đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ giảng dạy của người GV.
Khi đề cập về chương trình đào tạo, GV đã có rất nhiều ý kiến đóng góp, cụ thể có đến 65.5% GV đề nghị: cần tạo điều kiện cho SV đi tham quan, thực tập thực tế; Bổ sung thêm những môn đào tạo kỹ năng mềm (chiếm tỉ lệ 41%); Tăng tiết thực tập/thực hành (chiếm tỉ lệ 33%) cho một số môn có tính ứng dụng lâu dài thay vì học quá nhiều môn đại cương hay cơ sở; Thành lập Hội đồng biên soạn chương trình đào tạo có sự tham gia của các chuyên gia; Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp để tạo việc làm cho HSSV sau khi ra trường; ...
Từ những ý kiến đóng góp của GV các trường cho thấy rằng, chương trình giảng dạy còn thiên về lý thuyết, thiếu thực hành ở một số môn có tính ứng dụng. Ngoài ra, việc đào tạo bổ sung thêm các kỹ năng cần thiết cũng được các GV nhấn mạnh. Đặc biệt, các GV đã đưa ra ý kiến rất thiết thực về việc biên soạn chương trình đào tạo cần có sự tham gia của doanh nghiệp, quan hệ doanh nghiệp để liên hệ về kiến tập, thực tập thực tế và giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp. Từ đây có thể nhận định rằng, đội ngũ GV của các trường đều rất tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy của mình.
Về cơ hội nâng cao trình độ, theo kết quả khảo sát, các đánh giá về việc nâng cao tay nghề và chuyên môn của giảng viên như sau:
- Được tạo điều kiện đi đào tạo chuyên môn (73%), - Được tạo điều kiện đi tập huấn nghiệp vụ (58%), - Tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn (53%), - Sáng tạo và tư duy trong giảng dạy (45.5%).
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, yếu tố GV đã được các trường coi là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo. Do vậy, các trường đã rất quan tâm và tạo điều kiện cho GV đi đào tạo chuyên môn (chiếm tỉ lệ cao nhất, 73%). Việc tạo điều kiện cho GV đi tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cũng được nhà trường chú trọng. Tuy nhiên, muốn xây dựng đội ngũ GV vừa có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vừa có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất trong công tác giảng dạy thì yếu tố tạo điều kiện cho GV đi tập huấn thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ cũng như cập nhật kiến thức mới theo sự phát triển của xã hội là cần được phát huy và tăng tỉ lệ cao hơn nữa.
2.2.2.3 Về thực trạng người học
Nhóm đề tài cũng đã khảo sát HSSV với số phiếu là 200 tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, kết quả được ghi nhận như sau:
Biểu đồ 2.2.5. Nguyên nhân chọn theo ngành đang học
Trước hết, khi khảo sát HSSV có trình độ TC, CĐ về việc lựa chọn ngành nghề (biểu đồ 2.2.5), kết quả ghi nhận rằng, lý do các em chọn ngành học đa số xuất phát từ sự yêu thích của bản thân (chiếm tỉ lệ 56%), còn việc ý thức được sự cần thiết của ngành học đối với nhu cầu xã hội lại không ảnh hưởng nhiều đến việc chọn ngành nghề của các em (chiếm tỉ lệ 32%). Các nguyên nhân khác như theo yêu cầu của gia đình, theo ý kiến của bạn bè chiếm 12%. Đây là nhân tố có khả năng gây mất ổn định cung – cầu trên thị trường lao động trong thời gian trước mắt và cả về lâu dài, do người học không nắm bắt được nhu cầu của xã hội để chọn ngành nghề theo học, dẫn đến có nhiều SV đăng ký học ở những ngành mà nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động không cao hoặc ngược lại.
Biểu đồ 2.2.6. Đánh giá của HSSV về chương trình đào tạo
Về chương trình đào tạo, HSSV cho rằng chương trình hiện tại nặng về lý thuyết, ít thực hành (chiếm tỉ lệ 58,5%) và chỉ có 35% các em cho rằng chương trình hiện tại phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành (biểu đồ 2.2.6). Ngoài ra, theo đánh giá của đa số các em (chiếm tỉ lệ 72,5%) cho là chương trình học phù hợp với năng lực của bản thân, chỉ có 25% HSSV cho rằng chương trình chỉ phù hợp một phần với năng lực của bản thân do chương trình quá nặng so với năng lực của các em, không phù hợp thực tế hoặc nội dung bài giảng dài, khó hiểu.
Nhìn chung, chương trình học hiện tại khá phù hợp với năng lực HSSV. Tuy nhiên, về tiêu chí lý thuyết nhiều, ít thực hành chiếm khá cao, nên các trường cần phải xem xét lại để điều chỉnh, bổ sung sao cho chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu người học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất và cũng là để đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động khi các em kết thúc khóa học.
Kết quả khảo sát về việc làm thêm trong thời gian học của HSSV được ghi nhận rằng, chỉ có một bộ phận nhỏ SV các trường đi làm thêm trong thời gian học (trung bình 29%). Đây là một điểm bất lợi rất lớn đối với HSSV, vì các em sẽ có ít cơ hội tích lũy kinh nghiệm làm việc cũng như vận dụng kiến thức đã học vào môi trường thực tế. Ngoài ra, một phần nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự thiếu hiệu quả trong công tác giới thiệu việc làm thêm cho SV.
Biểu đồ 2.2.7. Dự định sau khi tốt nghiệp của HSSV
Khi khảo sát về dự định tương lai sau khi kết thúc khóa học, phần lớn các em đều muốn tiếp tục đi học (chiếm tỉ lệ 87%) với nhiều hình thức khác nhau: học sau đại học (48%), học thêm ngành 2 (1,5%), học liên thông (37,5%). Chỉ có 13% các em có nguyện vọng đi làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc dự định đi hướng khác (nhập ngũ, vừa làm vừa học,…) (biểu đồ 2.2.7). Kết quả khảo sát này cho thấy, các em có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn để có thể tìm được một công việc tốt hơn, ổn định hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh rằng, đa số các em không hoàn toàn tin vào khả năng làm việc với trình độ này sau khi hoàn thành chương trình học hiện tại trong khi đó, nhu cầu lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh là khá cao. Đây cũng là nhân tố có khả năng gây mất ổn định cung – cầu trên thị trường lao động.
Tóm lại: Công tác đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long được đánh giá chung là khá tốt. Các trường có đội ngũ giảng viên tương đối mạnh về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm giảng dạy tốt, có trách nhiệm cao và tâm huyết với nghề, được tạo điều kiện đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tuy nhiên, do nguồn kinh phí dành cho đào tạo còn hạn chế nên việc giải quyết cho GV đi học tập chưa theo mong muốn của các trường; Về CSVC, nhìn chung, tuy được đánh giá là khá đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu học tập và giảng dạy cũng như đáp ứng cơ bản cho công tác nghiên cứu khoa học của các trường, nhưng trên thực tế vẫn còn lạc hậu, chưa theo kịp với sự đổi mới, cập nhật KHCN tiên
tiến ở các doanh nghiệp. Về ý thức và trách nhiệm của người học tuy được đánh giá ở mức khá tốt, nhưng vẫn còn nhiều HSSV lựa chọn ngành học không theo nhu cầu của thị trường lao động, thêm nữa, các em lại không hoàn toàn tin vào khả năng làm việc với trình độ TC, CĐ sau khi kết thúc khóa học mà tiếp tục chọn con đường học tiếp để có cơ hội thăng tiến cũng như dễ tìm việc làm hơn, trong khi nhu cầu lao động có trình độ này đối với các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh là khá cao. Về chương trình đào tạo, cả người học lẫn người dạy đều đánh giá là thiên về lý thuyết, ít thực hành, đặc biệt đối với các môn học ứng dụng. Ngoài ra, các kỹ năng cần thiết hỗ trợ công việc của người học, nhìn chung còn hạn chế, đáp ứng chưa tốt với yêu cầu công việc thực tế.
Một NNL được đào tạo cơ bản và có chất lượng thì mới có thể làm nền tảng cũng như đòn bẩy thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng NNL đó, do vậy, với những đánh giá về thực trạng đào tạo NNL có trình độ trung cấp, cao đẳng còn những hạn chế như nêu trên, thiết nghĩ việc tổ chức đào tạo cần được xem xét, đánh giá trên nhiều phương diện để có thể tìm ra được các giải pháp phù hợp nhất để đào tạo được NNL thích ứng với nhu cầu xã hội, có chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả NNL này.