ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG
2.3.4 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
địa bàn tỉnh
2.3.4.1 Về trình độ, kỹ năng
Kết quả khảo sát 153 phiếu dành cho doanh nghiệp về năng lực của NLĐ được ghi nhận rằng, nhân viên có trình độ CĐ, TC tại các DN được đánh giá về lý thuyết chuyên môn cũng như khả năng thực hành ở mức khá và tốt (khoảng hơn 70%) (biểu đồ 2.3.10). Điều này cho thấy, NLĐ đã được đào tạo khá vững về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành công việc thực tế.
Biểu đồ 2.3.10. Đánh giá của doanh nghiệp về năng lực của nhân viên trình độ Trung cấp, Cao đẳng
- Về tinh thần, thái độ làm việc, khả năng hòa nhập của các nhân viên có trình độ CĐ, TC tại DN cũng được đánh giá khá cao (chiếm hơn 80%). Ngoài ra, phẩm chất đạo đức cũng như tác phong lao động của họ cũng được đánh giá cao (chiếm hơn 85%). Đây là tín hiệu thể hiện được việc sử dụng khá tốt nguồn nhân lực tại các DN, điều này cần được khuyến khích và phát huy hơn nữa.
Trên thực tế, động lực giúp cho NLĐ hòa nhập tốt với môi trường làm việc để nâng cao hiệu quả công việc không ngoài khả năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết (tinh thần, thái độ,…) hỗ trợ cho công việc được người sử dụng lao động đánh giá cao.
Biểu đồ 2.3.11. Đánh giá của doanh nghiệp về kỹ năng của nhân viên trình độ Trung cấp, Cao đẳng
- Kết quả khảo sát về khả năng sử dụng tin học của các nhân viên có trình độ CĐ, TC tại các DN được đánh giá ở mức khá (biểu đồ 2.3.11). Tuy nhiên, mức độ thành thạo chưa được đánh giá cao (chỉ chiếm 17%). Còn về trình độ ngoại ngữ được đánh giá ở mức trung bình; chỉ có một bộ phận nhỏ có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức khá tốt; về khả năng vận dụng thành thạo còn ít (chiếm 7,9%) và mức kém (chiếm 10,5%). Điều này thể hiện thực trạng về khả năng sử dụng ngoại ngữ của người lao động, nói chung còn hạn chế.
2.3.4.2 Về tiêu chí tuyển dụng
Khi khảo sát về các tiêu chí tuyển dụng, đa số các DN cho rằng, tiêu chí về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc là những tiêu chí quan trọng nhất. Còn về tinh thần, thái độ, khả năng giao tiếp cũng như điểm số, bằng cấp, DN đánh giá ở mức quan trọng bình thường. Trong khi đó, việc tuyển dụng HSSV đã từng thực tập tại DN hay từ các đơn vị giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp cho rằng là tiêu chí ít quan trọng hơn trong vấn đề tuyển dụng. Điều này cho thấy việc đào tạo các kỹ năng (cả kỹ năng nghề nghiệp lẫn kỹ năng mềm) và tích lũy kinh nghiệm làm việc là rất quan trọng trong các cơ sở đào tạo. Nó quyết định đến tương lai của các em trong tìm kiếm việc làm và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cộng đồng doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong báo cáo tổng kết Dự án “Cải tiến chương trình thực
Vĩnh Long” được thực hiện bởi trường CĐCĐ Vĩnh Long vào tháng 03/2013
cũng có ghi nhận, ngoài yêu cầu kiến thức nhất định về chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ, tin học cũng được DN yêu cầu khá cao. Cụ thể, kết quả khảo sát đã ghi nhận, có trên 50% các DN đều yêu cầu ở nhân viên của họ về kỹ năng mềm và kiến thức ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế ở doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thái độ làm việc luôn được đánh giá cao (75% đánh giá từ ‘Cần’ đến ‘Rất cần’). Các kỹ năng khác cũng được quan tâm và đánh giá cao là giao tiếp, giải quyết vấn đề, thuyết trình, và làm việc độc lập.
Do vậy, bên cạnh việc đào tạo một cách hiệu quả về tin học, ngoại ngữ cho HSSV, các cơ sở giáo dục đào tạo nhất thiết phải có trung tâm quan hệ doanh nghiệp và giới thiệu việc làm để hỗ trợ tập huấn các kỹ năng cần thiết và giới thiệu việc làm bán thời gian cho HSSV trong thời gian các em còn đang theo học để tích lũy kinh nghiệm nhằm nâng cao cơ hội việc làm và đáp ứng công việc thực tế cho các em sau khi tốt nghiệp.