4.1 Cần có kế hoạch khảo sát nhu cầu xã hội hàng năm để có cơ
sở kiến nghị với các cấp có thẩm quyền mở thêm ngành nghề đào tạo và chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
4.2 Căn cứ vào kết quả đạo tạo và tình hình thực tế về sử dụng
nguồn nhân lực của địa phương thông qua khảo sát định kỳ để có kế hoạch cụ thể trong việc bổ sung, cải tiến nội dung chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn và đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngoài chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cần phải xây dựng chương trình mềm phù hợp từng đối tượng, từng ngành nghề, cân đối giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với từng ngành nghề.
4.3 Cần mở rộng hợp tác và có kế hoạch cụ thể phối hợp với các
doanh nghiệp trong đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đang làm tại doanh nghiệp.
4.4 Cần mở rộng các loại hình đào tạo, quan tâm đến hình thức
đào tạo vừa làm vừa học và đào tạo liên thông từ TC lên CĐ, từ CĐ lên Đại học hoặc từ TC lên Đại học và cần chú trọng việc đào tạo các ngành, nghề phù hợp với sự phát triển KT-XH của tỉnh.
4.5 Chú trọng việc qui hoạch đào tạo đội ngũ nhà giáo phù hợp với
chiến lược phát triển của nhà trường.
4.6 Cần có kế hoạch và định kỳ tổ chức tập huấn về chuyên môn
cho đội ngũ cán bộ giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy chung của nhà trường.
4.7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và khảo sát mức độ
hài lòng của các cơ sở giáo dục, các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để có điều chỉnh kịp thời những vướng mắc phát sinh.
4.8 Huy động sự đóng góp từ các đề án, các ngành, cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để xây dựng “Quỹ nuôi dưỡng tài năng trẻ” của trường; thực hiện cấp học bổng cho học sinh, sinh viên học giỏi, hỗ trợ học phí cho những sinh viên có điều kiện khó khăn.