ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 77 - 78)

ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG

2.4ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

BÀN TỈNH VĨNH LONG

Nhìn chung, qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long việc đào tạo theo nhu cầu xã hội vẫn đang còn là phương thức đào tạo mới mẻ và để thực hiện việc này một cách hiệu quả là một vấn đề vô cùng nan giải. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các cở đào tạo nói chung đã bước đầu áp dụng phương thức đào tạo theo nhu cầu thông qua việc tiếp cận với các doanh nghiệp về mặt tiếp nhận sinh viên đến thực tập nghề tại các doanh nghiệp và đã có được sự gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong công tác dạy nghề. Điều này đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai phía. Bởi qua thực tập nghề, HSSV học được những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngoài việc học lý thuyết chuyên môn, HSSV được thực tập ngay trên thiết bị công nghệ đang sử dụng tại doanh nghiệp, có cơ hội vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn để nâng cao được kỹ năng nghề. Về phía doanh nghiệp, họ giảm được nhân công trong thời gian có HSSV thực tập vì chỉ cần một người giám sát; có điều kiện tuyển chọn những HSSV phù hợp bởi những HSSV này có thể đáp ứng được ngay công việc sau khi tốt nghiệp thông qua thời

gian đã được thực tập. Và việc liên kết đào tạo này là điều cơ bản tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc đào tạo đáp ứng nhu cầu vẫn còn hạn chế như chất lượng giảng dạy vẫn còn thấp, nội dung chương trình chưa đa dạng và theo kịp với thị trường lao động, chưa gắn kết lý luận với thực tiễn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cả người học lẫn thị trường lao động, chưa theo kịp sự thay đổi nhanh của công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp. Ngoài ra, mặc dù các cơ sở đào tạo đã rất nỗ lực trong việc nâng cấp các nhà xưởng, cơ sở thực hành, trang bị các thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, thực hành để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy cũng như đáp ứng theo nhu cầu doanh nghiệp, nhưng trên thực tế vẫn còn sự khác biệt giữa nội dung đào tạo của các cơ sở giáo dục với kiến thức được áp dụng vào môi trường làm việc (như đã phân tích ở các phần trên). Bên cạnh đó, các trang thiết bị và máy móc của nhà trường trang bị vẫn còn lạc hậu so với thực tế. Điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng đào tạo. Còn việc liên kết với doanh nghiệp trong việc thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội có sự tham gia của doanh nghiệp vẫn còn đang là vấn đề nan giải, đòi hỏi giữa nhà trường và doanh nghiệp phải có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ, và quan trọng là cùng thấy được quyền lợi và trách nhiệm của cả hai phía là cung cấp NNL phục vụ yêu cầu xã hội chung để có thể thực hiện được mục tiêu này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 77 - 78)