Thời cơ – Opportunities

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 82 - 86)

ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG

2.5.4 Thời cơ – Opportunities

2.5.4.1. Các trường trung cấp, cao đẳng, đại học được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Bộ chủ quản chỉ đạo trong việc

đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như: Trung cấp y tế được đầu tư cơ sở mới chuẩn nâng cấp lên cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Cộng đồng chuẩn bị tiếp nhận dự án Kỹ năng nghề nghiệp cho lao động Việt Nam của Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (viết tắt là CIDA) tài trợ; Trường đại học Xây dựng Miền Tây và Đại học Sư phạm Kỹ thuật, sau khi được nâng cấp lên từ trường cao đẳng, đã được các Bộ chủ quản tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo con người để xứng tầm một trường đại học ở khu vực.

2.5.4.2. Nghị quyết của Tỉnh Ủy UBND tỉnh Vĩnh Long năm 2011 đã thống nhất chủ trương hợp nhất ba trường cao đẳng Kinh tế -Tài chính, Cao đẳng Sư Phạm và Cao đẳng Cộng đồng trực thuộc tỉnh để thành lập trường đại học công lập của tỉnh. Đây là thời cơ cho các trường trong việc tận dụng được nguồn nhân lực, nguồn tài chính và cơ sở vật chất để xây dựng một trường đại học đa ngành nghề đào tạo, đa cấp độ đào tạo và đa phương thức đào tạo.

2.5.4.3. Các cơ sở giáo dục đại học đang trên đà phát triển, mở rộng các ngành nghề đào tạo, công tác hợp tác quốc tế được phát triển mạnh. Sự hỗ trợ của các tổ chức giáo dục quốc tế tạo cơ hội cho các trường vươn lên nâng cao vị thế và phát triển hợp tác đào tạo quốc tế, xây dựng chương trình đạt chuẩn quốc gia nhằm thu hút tốt người học.

2.5.4.4. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng đã có dấu hiệu phục hồi sau thời gian suy thoái. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trở lại địa phương và khu vực. Đồng thời, các doanh nghiệp địa phương có cơ hội vượt qua khó khăn suy thoái và khôi phục sản xuất kinh doanh. Đây cũng là cơ hội để các sinh viên tốt nghiệp ra trường dễ tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo của mình.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở đánh giá khách quan về thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng, nhóm thực hiện đề tài đã

đánh giá được các mặt mạnh, điểm yếu, thách thức và thời cơ của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở phân tích này, có thể nhận định chung rằng về trình độ, kỹ năng của người lao động đáp ứng chưa cao, chưa theo mong muốn của nhà tuyển dụng; Việc đào tạo đáp ứng nhu cầu vẫn còn hạn chế như chất lượng giảng dạy vẫn còn thấp, nội dung chương trình đào tạo chưa đa dạng và theo kịp với thị trường lao động, chưa gắn kết lý luận với thực tiễn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động.

Như chúng ta đều biết, giữa việc tổ chức đào tạo và sử dụng NNL có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu chúng ta đào tạo NNL có chất lượng thì sẽ tác động rất lớn đến việc sử dụng có hiệu quả NNL đó và ngược lại, nếu NNL với chất lượng không cao sẽ là lực cản, làm trì trệ đến kết quả sử dụng NNL, sẽ không mang lại hiệu quả cao cho việc phát triển của các đơn vị sử dụng lao động nói riêng, cho sự phát triển KTXH của tỉnh nói chung.

Từ kết quả phân tích thực trạng, nhóm thực hiện đề tài nhận thấy có sự tương quan khi phân tích kết quả điều tra về việc sử dụng NNL có trình độ TC và CĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Với những đánh giá về thực trạng đào tạo NNL có trình độ trung cấp, cao đẳng còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên đã tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng NNL này. Hiệu quả sử dụng NNL này thật sự chưa cao, cụ thể, đánh giá của Doanh nghiệp về trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng ở mức khá tốt. Tuy nhiên, mức độ thành thạo về ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu của doanh nghiệp, các kỹ năng mềm của lực lượng này còn yếu; Đánh giá của HSSV và cựu HSSV về các cơ sở đào tạo khá tốt, tuy nhiên, chương trình đào tạo còn thiên về lý thuyết, ít thực hành; Về đội ngũ cán bộ giảng dạy, nhìn chung họ là những GV khá mạnh về kiến thức, có kinh nghiệm giảng dạy tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết với nghề, được tạo điều kiện đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tuy nhiên, do nguồn kinh phí dành cho đào tạo còn hạn chế nên việc giải quyết cho GV đi học tập còn gặp khó khăn, dẫn đến vẫn còn những GV chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT; và cũng do hạn chế về kinh phí nên cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, tuy có được đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn chưa theo kịp mức hiện đại của KHCN ngoài thị trường lao động.

Từ nhận định: giữa việc đào tạo và sử dụng NNL có mối liên quan mật thiết với nhau, cho thấy rằng việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý cần được xem xét, đánh giá trên nhiều phương diện để có thể tìm ra được các giải pháp phù hợp nhất nhằm đào tạo NNL có chất lượng, tạo nền tảng cho việc sử dụng có hiệu quả NNL này, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH chung của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)