VÀ CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 3.1 DỰ BÁO CUNG, CẦU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG
3.1.2 Cầu lao động
Nhìn chung, nhu cầu lao động được đào tạo trong tỉnh ở các ngành nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp-xây dựng và các ngành dịch vụ không tăng mạnh: năm 2010 cần 604.095 người; dự báo đến năm 2015 cần thêm 32.805 người, đến năm 2020 cần thêm 30.700 người (trung bình cần thêm từ 5 đến 6 nghìn lao động mới mỗi năm). Do nhu cầu lao động được đào tạo tăng không mạnh nên hàng năm đã có một lượng đáng kể lực lượng trong độ tuổi lao động đi tìm việc ở ngoài tỉnh.
3.1.2.1 Cầu lao động qua đào tạo (theo ngành kinh tế)
Dự báo tỷ trọng cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản sẽ giảm dần: từ 58,5% (năm 2011) xuống 47,89% (năm 2015) và 32,95% (năm 2020). Trong khi đó, tỷ trọng cầu lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh.
2011 2015 2020
Biểu đồ 3.1.1. Cầu lao động được đào tạo ở Vĩnh Long theo ngành kinh tế
(Nguồn từ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015) Cầu nhân lực qua đào tạo có xu hướng tăng nhanh: từ 23,7% (năm 2011) lên 35% (năm 2015) và 50% (năm 2020); trung bình mỗi năm tăng từ 30 đến 40 ngàn lao động. Nhu cầu lao động có trình độ sơ cấp và cao đẳng tăng mạnh, trong khi nhu cầu lao động có trình độ đại học và trên đại học không tăng đáng kể. Do vậy, trong thời gian tới tỉnh sẽ thu hút lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ trung cấp, cao đẳng ở mức độ rất cao và vấn đề nâng cao năng lực lao động qua đào tạo sẽ được giải quyết. Đây sẽ là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với các cơ sở đào tạo các trình độ này.
Bảng 3.1.1. Cầu lao động qua đào tạo theo khu vực đến 2020
Hệ dạy nghề (Tổng cục dạy nghề) Hệ đào tạo (Bộ GD&ĐT)
Dạy nghề dưới 3 tháng Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề TC CN Cao đẳng Đại học Trên ĐH Năm 2011 I.Nông, lâm và thuỷ sản 22,262 3,049 959 72 942 589 807 268 II.Công nghiệp và xây dựng 29,060 12,108 5,931 472 1,891 643 2,576 187
III.Dịch vụ 16,041 7,772 3,409 511 9,991 8,035 17,264 27 Tổng số 67,363 22,929 10,299 1,055 12,824 9,267 20,647 482 Năm 2015 I.Nông, lâm và thuỷ sản 36,149 5,557 2,377 380 958 843 2,452 654 II.Công nghiệp và xây dựng 43,479 22,180 10,705 1,161 2,229 1,401 5,892 378 III.Dịch vụ 29,911 10,118 6,878 626 7,046 10,348 21,130 63 Tổng số 109,539 37,855 19,960 2,167 10,233 12,592 29,474 1,095 Năm 2020 I.Nông, lâm và thuỷ sản 45,736 8,039 5,298 1,272 1,836 2,684 9,393 712 II.Công nghiệp và xây dựng 49,275 35,138 22,152 4,012 3,862 4,427 10,452 412 III.Dịch vụ 40,621 18,821 9,989 886 14,636 14,148 29,923 76 Tổng số 135,632 61,998 37,439 6,170 20,334 21,259 49,768 1,200
(Nguồn từ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015)
3.1.2.2 Cầu lao động được đào tạo lại
Trong tổng cầu lao động được đào tạo, dự báo cầu lao động được đào tạo lại trong giai đoạn 2011 – 2020 có xu hướng tăng lên: với 50.095 lao động, chiếm tỷ lệ 34,58% trong năm 2011 tăng lên là 35,18% trong năm 2015, và là 35,79% trong năm 2020. Nguyên nhân chính là do nguồn lao động qua đào tạo hiện nay chủ yếu là lao động giản đơn có trình độ tay nghề thấp, nên dưới áp lực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhu cầu đào tạo lao động có trình độ cao là rất lớn.
Bảng 3.1.2. Cầu lao động đào tạo LẠI theo khu vực đến 2020
Hệ dạy nghề (Tổng cục dạy
nghề) Hệ đào tạo (Bộ GD&ĐT)
Dạy nghề dưới 3 tháng Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề TCCN Cao đẳng Đại học Trê n ĐH Năm 2011
I.Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản 8,905 1,220 192 14 94 147 161 3
II.Công nghiệp và
xây dựng 14,771 6,054 1,483 118 284 193 644 2
III.Dịch vụ 7,218 2,720 682 92 500 2,009 2,590 1
Năm 2015
I.Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản 14,460 2,223 475 76 96 211 490 7 II.Công nghiệp và xây dựng 20,287 11,090 2,676 290 334 420 1,473 4 III.Dịch vụ 11,660 3,541 1,376 113 352 3,587 3,170 1 Tổng số 46,407 16,854 4,527 479 782 4,218 5,133 12 Năm 2020
I.Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản 22,442 3,216 1,060 254 184 671 1,879 7
II.Công nghiệp và
xây dựng 25,333 17,569 5,538 1,003 579 1,328 2,613 4
III.Dịch vụ 18,279 6,587 1,998 159 732 3,537 4,488 2
Tổng số 66,054 27,372 8,596 1,416 1,495 5,536 8,980 13
(Nguồn từ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015)
3.1.2.3 Cầu đào tạo trong khu vực Nhà nước
Theo Bản quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015, trong năm 2010, toàn tỉnh có 19.983 công chức – viên chức (1.748 công chức và 18.235 viên chức). Tính đến năm 2011, tổng số công chức – viên chức trong khu vực Nhà nước là 20.550 người, trong đó có 1.820 công chức (chiếm tỷ lệ 8,86%) và 18.730 viên chức (chiếm tỷ lệ 91,14%).
Về trình độ chuyên môn công chức: trên đại học 96 người (chiếm tỷ lệ 5,27%), đại học 1.374 người (chiếm tỷ lệ 75,49%), cao đẳng 31 người (chiếm tỷ lệ 1,7%), trung cấp 207 người (chiếm tỷ lệ 11,37%), trình độ khác 112 người, chiếm tỷ lệ 6,15% trong tổng số cán bộ công chức. So với năm 2010, cán bộ có trình độ trên đại học tăng 59 người, đại học tăng 153 người, cao đẳng giảm 15 người.
Về trình độ chuyên môn viên chức: trên đại học 501 người (chiếm tỷ lệ 2,67%), đại học 8.605 người (chiếm tỷ lệ 45,94%), cao đẳng 4.159 người (chiếm tỷ lệ 22,21%), trung cấp 4.359 người (chiếm tỷ lệ 23,27%), trình độ khác 1.106 người, chiếm tỷ lệ 5,9% trong tổng số cán bộ viên chức. So với năm 2010, cán bộ có trình độ trên đại học tăng 327 người, đại học – cao đẳng tăng 2.400 người.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước của tỉnh đã từng bước cải thiện cả về lượng và chất, từng bước đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới để xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
3.1.2.4 Dự báo trình độ công chức – viên chức giai đoạn 2011 – 2020
Dự báo đến năm 2015, toàn tỉnh có 24.399 công chức – viên chức. Trong đó, trình độ trên đại học 756 người (chiếm tỷ lệ 3,1%), đại học 12.650 người (chiếm tỷ lệ 51,85%), cao đẳng 4.190 người (chiếm tỷ lệ 17,17%), trung cấp 5.233 người (chiếm tỷ lệ 21,45%), trình độ khác 1.567 người, chiếm tỷ lệ 6,42% trong tổng số cán bộ công chức, viên chức nhà nước.
Dự báo đến năm 2020, khu vực nhà nước có 26.572 lao động. Trong đó, trình độ trên đại học 1.052 người (chiếm tỷ lệ 3,96%), đại học 13.889 người (chiếm tỷ lệ 52,37%), cao đẳng 4.230 người (chiếm tỷ lệ 15,92%), trung cấp 5.564 người (chiếm tỷ lệ 20,94%), trình độ khác 1.837 người, chiếm tỷ lệ 6,91% trong tổng số cán bộ công chức, viên chức nhà nước.
3.1.2.5 Cầu lao động trong doanh nghiệp
Tính đến hết năm 2011, toàn tỉnh có 1.845 doanh nghiệp với trên 54 ngàn lao động (tăng 446 doanh nghiệp và 7 ngàn lao động so với năm 2010). Trong đó, trình độ trên đại học 76 người (chiếm tỷ lệ 0,14%), đại học 3.522 người (chiếm tỷ lệ 6,53%), cao đẳng 1.083 người (chiếm tỷ lệ 2,01%), trung cấp chuyên nghiệp 3.225 người (chiếm tỷ lệ 5,98%), trung cấp nghề 1.536 người (chiếm tỷ lệ 2,85%), sơ cấp nghề 2.367 người (chiếm tỷ lệ 4,39%), trình độ khác 46.137 người (chiếm tỷ lệ 85,52%).
Nhìn chung, đa số lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là lao động giản đơn (chiếm tỷ lệ 89,91%). Đối với doanh nghiệp, cầu lao động có trình độ đại học là 6,53%, trung cấp là 8,83%; trong khi nhu cầu lao động có trình độ cao đẳng chỉ chiếm tỷ lệ 2,01%. Đối lập với nhu cầu lao động chung có trình độ sơ cấp và cao đẳng tăng mạnh, trong khi nhu cầu lao động có trình độ đại học và trên đại học không tăng đáng kể.
3.1.2.6 Dự báo nhu cầu lao động trong doanh nghiệp đến năm 2020
Theo Bản quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015, dự báo đến năm 2015, toàn tỉnh cần 85.946 lao động trong các doanh nghiệp. Trong đó, trình độ trên đại học 120 người (chiếm tỷ lệ 0,14%), đại học 7.224 người (chiếm tỷ lệ 8,41%), cao đẳng 1.806 người (chiếm tỷ lệ 2,1%), trung cấp chuyên nghiệp 4.283 người (chiếm tỷ lệ 4,98%), trung cấp nghề 5.278 người (chiếm tỷ lệ 6,14%), sơ cấp nghề
10.511 người (chiếm tỷ lệ 12,23%), trình độ khác 56.724 người (chiếm tỷ lệ 66%).
Dự báo đến năm 2020, các doanh nghiệp trong tỉnh cần 126.946 lao động. Trong đó, trình độ trên đại học 184 người (chiếm tỷ lệ 0,14%), đại học 14.502 người (chiếm tỷ lệ 11,42%), cao đẳng 2.803 người (chiếm tỷ lệ 2,21%), trung cấp chuyên nghiệp 7.954 người (chiếm tỷ lệ 6,27%), trung cấp Nghề 12.637 người (chiếm tỷ lệ 9,95%), sơ cấp nghề 22.281 người (chiếm tỷ lệ 17,55%), trình độ khác 66.585 người (chiếm tỷ lệ 52,45%).
Biểu đồ 3.1.2. Cầu lao động trong doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2020
3.1.2.7. Dự báo nhu cầu lao động trong các khu, tuyến công nghiệp
Là một bộ phận lao động trong doanh nghiệp, cầu lao động ở các khu, tuyến công nghiệp cũng chủ yếu là lao động giản đơn; cầu lao động trình độ trung cấp, đại học cao hơn cầu lao động trình độ cao đẳng.
Dự báo cầu lao động được đào tạo tại các khu, tuyến công nghiệp năm 2011 là 14.019 lao động, ước đạt 17.098 lao động (năm 2015), ước đạt 24.213 lao động (năm 2020) bình quân mỗi năm giai đoạn 2011 – 2015 tăng khoảng 5,09%, trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng khoảng 7,21% lao động.