Những quan điểm chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 92 - 94)

VÀ CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 3.1 DỰ BÁO CUNG, CẦU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG

3.2.1 Những quan điểm chung

3.2.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Theo Các Mác: “Nền giáo dục tương lai, nó sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục đối với tất cả những trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó không chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện nữa”.

V.I.Lênin cho rằng, khi cách mạng mới thành công, bước đầu củng cố chính quyền thì nhiệm vụ của công tác giáo dục là tuyên truyền và giáo dục về tư tưởng, chính trị là chủ yếu. Khi cách mạng bước sang giai đoạn hoà bình, xây dựng đất nước thì nhiệm vụ của công tác giáo dục cũng phải có sự thay đổi theo cho phù hợp. Sự thay đổi đó thể hiện ở chỗ: công tác giáo dục và đào tạo phải luôn gắn liền, bám sát với thực tiễn cuộc sống, giáo dục và đào tạo phải trở thành đòn bẩy, thành công cụ, thành nguồn nội lực bên trong của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Tư tưởng giáo dục tổng hợp là tư tưởng giáo dục có ý nghĩa hết sức to lớn đối với thời kỳ CNH, HĐH ở Nga. Cuối năm 1920, khi nhận xét bản “Đề cương báo cáo về giáo dục” của Crúpxcaia, V.I.Lênin viết: “Bất cứ trong hoàn cảnh nào, chúng ta phải mau chóng từng bước chuyển sang giáo dục kỹ thuật tổng hợp để mang lại cho học sinh một tầm nhìn kỹ thuật tổng hợp và các tri thức cơ bản ban đầu của giáo dục kỹ thuật tổng hợp, cụ thể là các bài giảng về điện, điện khí hoá, về nông học, về hoá học, kết hợp

với tham quan nhà máy, nhất là nhà máy điện, nông trường, bảo tàng kỹ thuật..”.

3.2.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo

Nghị quyết 24-NQ/TW ban hành ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:

- “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

- “ Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng”.

- “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”.

3.2.1.3 Quan điểm của Đảng bộ và UBND tỉnh Vĩnh Long cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta

Trong quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2020 ban hành theo quyết định 1013/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Long đã đề ra quan điểm về phát triển nhân lực, cụ thể như sau:

- “Tập trung vốn cho xây dựng cơ sở vật chất đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo được nguồn nhân lực có đủ khả năng tiếp nhận công nghệ tiên tiến; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập. Chú trọng đào tạo sau đại học, xây dựng đội ngũ trí thức đồng bộ trên các lĩnh vực, có chính sách thu hút nhân tài tại chỗ và bên ngoài”.

- “Phát triển nhanh giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề; mở rộng theo hướng liên thông nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi người; xây dựng cơ cấu ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông để định hướng tốt cho giáo dục đào tạo”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)