Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 99 - 103)

VÀ CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 3.1 DỰ BÁO CUNG, CẦU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG

3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô

3.3.2.1 Nâng cao chất lượng và trình độ tiêu chuẩn, đồng thời quản lý đào tạo chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên các trường trung cấp, cao đẳng và đại học

Việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực phụ thuộc rất lớn ở trình độ giáo viên, giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục

nói chung, các trường dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại của tỉnh. Đội ngũ này phải đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề, trong đó tỷ lệ giáo viên, giảng viên có tay nghề cao, có trình độ đại học và trên đại học ngày càng cần được tăng cường. Các biện pháp có thể được đề xuất như sau:

- Trên cơ sở kết quả quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề, các trường trung cấp và cao đẳng, các trường chủ động tổ chức kiểm tra, sát hạch lại lực lượng GV hiện có, từ đó xây dựng kế hoạch bổ sung số lượng GV và nâng cao chất lượng GV có trình độ đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT. Đặc biệt, cần kiểm tra và bồi dưỡng để nâng chuẩn trình độ tiếng Anh cho giảng viên chuyên ngữ và giảng viên các chuyên ngành khác theo Đề án Ngoại ngữ đến năm 2020 của Chính phủ.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài; chú trọng và phát triển các giảng viên trẻ đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ giảng viên theo quy định, có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho GV thông qua việc tổ chức bồi dưỡng cho những GV chưa đạt chuẩn, hoặc những GV có nhu cầu nâng cao trình độ nghiệp vụ dưới các hình thức: mở lớp đào tạo tập trung tại trường, hoặc cho đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục có uy tín trong hoặc ngoài nước; tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm đào tạo nghề thường xuyên ở các trường nghề, các DN trong và ngoài tỉnh; tăng cường liên kết và trao đổi GV với các trường dạy nghề có uy tín trong khu vực.

- Tổ chức quản lý hiệu quả đào tạo thông qua việc:

+ Đánh giá định kỳ GV một cách nghiêm túc và hiệu quả theo quy định các bộ tiêu chí của Bộ GD&ĐT (Ban hành kèm theo QĐ số 65/2007-QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007)

+ Tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua định kỳ kiểm tra đề cương, giáo án và dự giờ của giảng viên.

+ Có kế hoạch cụ thể đi kiến tập và thực tập sư phạm trong các nhà máy, doanh nghiệp cho GV.

- Việc hướng dẫn học sinh sinh viên thực tập cũng là cơ hội tốt để cho giảng viên có điều kiện thâm nhập thực tế. Các trường cần có quy định chế độ báo cáo hướng dẫn thực tập kể cả đối với giảng viên hướng dẫn và quy định về chế độ kiểm tra và thù lao tương xứng để việc thực tập và hướng dẫn thực tập của thầy và trò mang lại hiệu quả cao.

- Có chính sách hỗ trợ cũng như chế độ khen thưởng hợp lý đối với GV dạy nghề, GV dạy giỏi, GV có học hàm, học vị, có nhiều kinh nghiệm.

3.3.2.2 Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác đào tạo

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố không kém phần quan trọng so với lực lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên. Nó quyết định đến chất lượng đào tạo và chất lượng của sinh viên học sinh ra trường. Bằng nguồn kinh phí của nhà nước và kinh phí của quỹ phát triển sự nghiệp của từng trường các trường cần có kế hoạch đầu tư cho cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học. Ngoài ra, các trường cần có thư viện điện tử hoặc thư viện truyền thống với đầy đủ các đầu sách chuyên môn; có đủ phòng học công nghệ thông tin và ngoại ngữ với trang thiết bị hiện đại. Sân luyện tập giáo dục quốc phòng và thể chất cũng cần được đầu tư đúng mức. Đặc biệt, ký túc xá phải là nơi tạo điều kiện ăn ở, sinh hoạt và an ninh tốt hơn việc thuê nhà trọ của nhân dân bên ngoài để tạo sự an tâm học tập cho HSSV.

3.3.2.3 Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy

Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo là một vấn đề rất quan trọng đối với các cơ sở đào tạo. Nó cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sinh viên ra trường và khả năng tìm được việc làm của họ. Để thực hiện được việc làm này cần phải đảm bảo khung chương trình qui định của Bộ GD-ĐT nhưng chương trình cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của xã hội hoặc yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Giảng viên cần tăng cường tham quan thực tập ở nhà máy và doanh nghiệp để bổ sung vào lý thuyết và chương trình thực hành cho sát với tình hình thực tế. Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường cần có sự tham gia của các nhà quản lý ở doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành, nhà nghiên cứu và nhà thực tiễn để chương trình và nội dung đào tạo không xa rời thực tế.

Bên cạnh việc đổi mới chương trình đào tạo, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là vấn đề quan trọng không kém. Tuy nhiên, để việc đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả tốt nhất cần phải chú ý các yếu tố sau:

- Có rất nhiều phương pháp giảng dạy, mỗi loại phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Người giáo viên cần biết phân biệt, lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng môn học, bài học cụ thể và đặc biệt cần áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, mới, kết hợp với các công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện đại trên cơ sở lấy người học làm trung tâm; khuyến khích, hướng dẫn người học nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu vì đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy mới rất thích hợp đối với đội ngũ giảng viên trẻ vì họ là những người năng động, mau thích ứng, hòa nhập tốt. Tuy nhiên, những giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa cọ xát thực tế nhiều nên khả năng liên hệ thực tiễn, vận dụng kiến thức không cao bằng đội ngũ GV lớn tuổi.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy đối với đội ngũ GV lớn tuổi là một khó khăn do vẫn tồn tại một số GV có sức ỳ lớn, ngại đổi phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại vì đã quen giảng dạy với phương pháp truyền thống. Đây là yếu tố dẫn đến không ít khó khăn trong việc tiếp cận và đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, đây lại là những người có rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, khả năng ứng dụng, vận dụng kiến thức thực tế rất tốt. Do vậy, cần có phương pháp kết hợp hài hòa và phù hợp cho từng đối tượng, từng hoàn cảnh, từng nội dung yêu cầu cụ thể của nội dung môn học để có được phương pháp dạy tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Từ kết quả nghiên cứu về việc đào tạo còn thiên về lý thuyết, ít thực hành, các cơ sở đào tạo cần khắc phục triệt để tình trạng này, có thể theo các đề xuất sau:

- Đào tạo cần chú tâm về kiến tập, thực tập nhằm giúp cho HSSV có kinh nghiệm khi áp dụng kiến thức vào môi trường làm việc thực tế; Cải tiến chương trình thực tập sao cho phù hợp với chương trình học cũng như điều

kiện thực tế của cơ sở thực tập; Tạo thêm cơ hội cho SV tham quan, thực tập, thực tế nhiều hơn nữa, giúp cho các SV sớm hòa nhập vào cộng đồng, thích nghi nhanh với công việc để sau khi ra trường các em có thể làm việc được ngay và đáp ứng tốt nhu cầu xã hội.

- Cải tiến chương trình đào tạo theo hướng thực hành nhiều, bỏ lối đào tạo theo truyền thống là “thiên về lý thuyết”, tức khắc phục tình trạng đào tạo “cái trường có thì xã hội không cần, cái xã hội cần thì trường không có”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)