Những bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo nhân lực từ các tỉnh thành trong khu vực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 40)

các tỉnh thành trong khu vực

1.5.2.1 Tham quan các doanh nghiệp

Để tìm hiểu thêm về nhu cầu cũng như nắm bắt kịp thời những yêu cầu trong tuyển dụng của các doanh nghiệp Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ

chức những chuyến tham quan thực tế tại một số các doanh nghiệp tại các tỉnh thành trong khu vực. Đơn vị đầu tiên mà chúng tôi đến tham quan và tìm hiểu là Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP), đây là một trong những KCN hàng đầu quốc gia, với diện tích gần 500ha, tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tại đây chúng tôi được gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo Ban Quản lý KCN Việt Nam – Singapore và qua thực tế trao đổi chúng tôi đã hiểu thêm nhiều về thực trạng sử dụng nguồn nhân lực hiện nay tại các doanh nghiệp nói chung. Đơn vị doanh nghiệp thứ hai mà Ban chủ nhiệm đề tài chúng tôi chọn đến thăm quan là Tập đoàn Mỹ Lan, chuyên sản xuất, xuất khẩu hóa chất, vật tư ngành in, hóa chất, vật liệu quang điện tử, do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ sáng lập, một trong những doanh nhân Việt kiều được đánh giá thành công trong kinh doanh và có tâm huyết với giáo dục nước nhà.

Bài học đầu tiên, chúng tôi nhận thức được chính là thực trạng thừa nhưng thiếu nhân lực, tại KCN VSIP đa phần công nhân được yêu cầu là trình độ trung cấp nghề hoặc lao động phổ thông và số lao động này phải trải qua những khóa đào tạo tại doanh nghiệp sử dụng lao động. Trong khi đó lượng sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng hàng năm chưa xin được việc làm còn khá cao thậm chí những sinh viên này phải đi tìm việc làm tạm bợ tại các KCN. Thực trạng này cho thấy có sự bất hợp lý trong bố trí công việc giữa trình độ, bằng cấp của người lao động và yêu cầu thực tế của công việc. Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy tình trạng thừa thầy thiếu thợ chính là hệ quả của nạn chạy theo bằng cấp của người học. Trong tư tưởng và nhận thức của người học luôn cho rằng bằng cấp càng cao càng dễ xin việc, một học sinh trung cấp tốt nghiệp ra trường không xin được việc xin gia đình đăng ký học liên thông lên cao đẳng và qui trình này cứ tiếp diễn cho đến cấp độ Thạc sĩ. Như vậy, mặc cho trên thực tế tại các doanh nghiệp hiện đang rất cần những công nhân sơ cấp hoặc trung cấp nghề và doanh nghiệp hiện phải bỏ một lượng kinh phí không nhỏ để đào tạo ra một lực lượng công nhân không lành nghề thì tại các cơ sở đào tạo nghề thì hầu như vắng bóng người học vì đa số đã chen vào các trường đại học dù chỉ là hệ không chính qui và chưa được thẩm định về chất lượng.

Bài học thứ hai chính là đào tạo phải gắn kết với doanh nghiệp, điều này có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì các cơ sở đào tạo

sau phổ thông phải tăng cường thúc đẩy mối liên hệ trong hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường sao cho những sản phẩm sau đào tạo có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này các cơ sở đào tạo cần tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp để có thể tiếp nhận trao đổi thông tin phản hồi lẫn nhau. Về phía doanh nghiệp, qua kênh thông tin kết nối với nhà trường có thể góp ý, kiến nghị hoặc thậm chí có thể đặt hàng cho các cơ sở đào tạo đào tạo nguồn nhân lực với những kiến thức, kĩ năng và trình độ đáp ứng đúng với yêu cầu thực tế từ doanh nghiệp để có thể sử dụng ngay mà không phải qua đào tạo. Doanh nghiệp cũng có thể phản hồi những nội dung chương trình chưa phù hợp hoặc chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế tại đơn vị mình nhằm giúp nhà trường cải tiến hơn nữa chất lượng đào tạo và giảm thiểu chi phí đào tạo lại tại doanh nghiệp.

Xây dựng tốt mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ mang đến những hiệu quả và lợi ích cho hai phía nhà trường và doanh nghiệp mà người học cũng được nhiều thuận lợi. Khi khoảng cách giữa nhà đào tạo và nhà tuyển dụng được rút ngắn điều này cũng có nghĩa là sự khác biệt giữa kiến thức nhà trường và môi trường làm việc thực tế sẽ ngày một giảm đi. Điều này sẽ giúp người học thoát dần sự hụt hẫng cũng như tâm lý ngỡ ngàng trước sự quá khác biệt giữa kiến thức lúc học tại nhà trường và yêu cầu thực tế tại đơn vị công tác.

Bài học thứ ba là phải xây dựng cho người học ý thực tự giác và tinh thần kỉ luật ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tại khu công nghiệp VSIP, đa phần các doanh nghiệp chia sẻ đã phải tốn khoảng chi phí rất cao trong việc tổ chức những khóa huấn luyện về nội qui, những qui định điều lệ công ty cũng như trong yêu cầu an toàn chất lượng sản phẩm, an toàn lao động và bảo mật thông tin.

Tại tập đoàn Mỹ Lan, khi sinh viên đến học tập và làm việc tại tập đoàn cũng được hưởng chế độ và tuân thủ nội qui như một nhân viên chính thức của tập đoàn. Do đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất và kinh doanh ngành hóa chất nên những yêu cầu phải tuân thủ nội quy công ty là rất khắc khe bởi có thể chỉ bằng một sơ hở nhỏ từ một cá nhân sẽ mang đến một hậu quả không đo lường được. Chính vậy mà mỗi đợt tuyển dụng đều phải có những khóa huấn luyện cho nhân viên mới tuy nhiên cả ở tập đoàn Mỹ

Lan và các doanh nghiệp tại KCN VSIP tình trạng người lao động bị sốc và không chịu nổi áp lực cũng như yêu cầu công việc là rất phổ biến. Cứ sau mỗi đợt được nghỉ lễ tết thì số lượng lao động bỏ việc, thậm chí bỏ việc ngay sau khóa huấn luyện nội qui, qui chế công ty là khá phổ biến. Thực trạng này đã trở thành một vấn đề nan giải và làm hao tốn chi phí đáng kể trong công tác tuyển dụng và đào tạo của doanh nghiệp.

Rút kết được vấn đề từ môi trường làm việc thực tế, tại Trường Cao đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn đã rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm với công việc cho sinh viên ngay từ trên ghế nhà trường. Tại đây, sinh viên bắt buộc phải mặc đồng phục, hớt tóc, mang giày theo qui định của nhà trường và được đào tạo những kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu công việc thực tế của chuyên ngành mà sinh viên đang theo học.

1.5.2.2 Tham quan các cơ sở đào tạo

Ở nội dung này, Ban chủ nhiệm đề tài chúng tôi đã tiến hành tham quan ba cơ sở đào tạo ở ba địa phương khác nhau và mỗi nơi thành công với một lĩnh vực trong chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng đào đạo; đào tạo gắn kết với nhu cầu xã hội. Ba cơ sở đào tạo được chọn để tham quan bao gồm Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn, Trường Đại học Trà Vinh và Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang, lý do khiến chúng tôi chọn ba cơ sở đào tạo này vì cả ba đều có cùng lĩnh vực đào tạo và đều có những thành tựu nhất định và đã ít nhiều khẳng định được thương hiệu sau giai đoạn hình thành và phát triển.

Bài học thứ nhất là cần có sự kết hợp mềm dẻo giữa lý thuyết và thực hành. Bài học này chúng tôi được nhìn thấy và tiếp nhận từ thực tế tại Trường Cao đẳng Nghề Du lịch, Sài Gòn. Đây là ngôi trường có tuổi đời còn khá non trẻ đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, không gian diện tích cũng khá hẹp nhưng lại rất hiện đại trong phương pháp giảng dạy và cách bày trí không gian học tập. Phương châm đào tạo của trường chính là học đi đôi với hành, các giảng viên của trường đa phần không phải là những giáo viên có học hàm, học vị chuyên sâu nhưng đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm từ thực tế. Thậm chí với các môn học, ngành học đòi hỏi kĩ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế cao như Pha chế, Bếp... nhà trường không ngần ngại khi mời những chuyên gia pha chế,

những Bếp trưởng của những nhà hàng lớn, giàu kinh nghiệm về dạy cho học viên.

Bên cạnh đó, cách bày trí không gian trường học giống như cách bày trí tại chính nơi các em sẽ làm việc trong thực tế. Chẳng hạn, đối với lớp về nghiệp vụ tiếp tân thì không gian lớp sẽ có quầy tiếp tân như tại các nhà hàng, khách sạn. Các em sẽ vừa học lý thuyết sẽ được các thầy cô minh họa như chính trong thực tế và sau đó tự các em sẽ thực hành ngay sau giờ lý thuyết. Như cách đào tạo này không chỉ giúp người học có tâm lý gắn bó với công việc mà còn giúp quen dần với môi trường làm việc thực tế và tránh được bỡ ngỡ vì khác biệt giữa môi trường học và công việc trong thực tế.

Sự thành công trong việc áp dụng lồng ghép giữa lý thuyết và thực hành không chỉ được áp dụng thành công ở Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn mà còn thấy ở mô hình Co-op của Trường Đại học Trà Vinh. Mô hình này là một bước tiến hơn nữa của hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp và Trường Đại học Trà Vinh là một trong những đơn vị đi đầu và thành công. Mô hình Co-op được áp dụng chủ yếu tại Tập đoàn Mỹ Lan và một số doanh nghiệp có nhiệt huyết với giáo dục đào tạo và quan hệ gắn bó với Đại học Trà Vinh.

Với loại hình đào tạo kết hợp chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành tại môi trường làm việc thực tế này không chỉ mang lại cho người học những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm thực tế phong phú, kĩ năng sáng tạo, sự tự tin trong nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm với công việc. Bên cạnh đó, cái hay của chương trình Co-op còn là tạo cho người học một nguồn thu nhập ổn định ngay khi đang là sinh viên trên ghế nhà trường và giúp cho họ có cơ hội tìm được việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp. Chương trình Co-op tại Đại học Trà Vinh không chỉ giúp ngày một cải thiện mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao chất lương đào tạo ngày một hiệu quả hơn thông qua hình thức xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo trực tiếp giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Bài học thứ hai, trong công tác tổ chức, quản lý và thiết kế chương trình đào tạo cần có sự trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường và doanh nghiệp. Sự kết hợp thông tin từ hai phía giúp nhà trường có thể điều

chỉnh kịp thời những điểm chưa phù hợp trong chương trình đào tạo. Việc cải tiến chương trình có thể giúp rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức nhà trường và môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Trong quá trình biên soạn, cải tiến có thể thêm vào những môn học bổ sung theo kiến nghị của doanh nghiệp và cũng có thể bớt đi một số môn nặng về lý thuyết không cần thiết.

Bài học thứ ba, cải thiện môi trường học tập cho người học. Việc cải thiện này đòi hỏi không chỉ đòi hỏi rất nhiều yếu tố như chương trình học, trình độ giảng viên, cơ sở hạ tầng và quan điểm đào tạo. Điều này có nghĩa là môi trường học tập được cải thiện phải gắn liền với quan điểm đào tạo, có sự cân xứng và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; chương trình giảng dạy phải được biên soạn theo đúng yêu cầu trên; cơ sở hạ tầng phải được đầu tư và tăng cường sao cho không quá lỗi thời so với thực tế bởi vì môi trường học tập càng gần với thực tế bao nhiêu thì hiệu quả đào tạo càng được phát huy bấy nhiêu.

Bên cạnh đó, như cách của Đại học Trà Vinh áp dụng trong chương trình Co-op thì không cần phải đầu tư nhiều cho việc cải thiện môi trường học tập tại cơ sở đào tạo mà có thể dạy cho sinh viên ngay trên môi trường thật tại doanh nghiệp. Cách làm này ban đầu có thể mang lại cho người học nhiều ngỡ ngàng nhưng khi vượt qua được họ sẽ hăng say học tập, tự tin trong sáng tạo và tiếp cận với công việc thực tế, sẵn sàng chấp nhận thử thách hơn cách được học trong một mô hình tại nhà trường.

Trên đây là những bài học được nhóm thực hiện đề tài rút kết từ những chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo tại các tỉnh lân cận trong cùng khu vực. Những bài học kinh nghiệm này tuy không hề mới mẻ về mặt lý luận nhưng khi tiếp cận trực tiếp, được chia sẻ, lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp thì chúng tôi đã có những hiểu biết và nắm bắt sâu hơn về khả năng và cách thức ứng dụng vào thực tế đào tạo tại đơn vị mình sao cho hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)