Thách thức – Threats

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 81 - 82)

ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG

2.5.3 Thách thức – Threats

2.5.3.1. Quan điểm và nhận thức về chọn ngành, chọn nghề của người học hầu như không dựa vào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mà dựa vào thị hiếu và sở thích cá nhân và gia đình, thậm chí còn bị ảnh hưởng và bị lôi kéo bởi bạn bè. Do đó, nhu cầu của người học và nhu cầu của nhà tuyển dụng còn một khoảng cách khá xa. Bên cạnh đó, những ngành đào tạo nông nghiệp và kỹ thuật ở các trường trung cấp và cao đẳng chưa có sức hút mạnh đối với người học, ngày càng có ít thí sinh đăng ký các ngành nông nghiệp và kỹ thuật. Họ thường chạy theo các ngành kinh tế, tài chính để có cơ may tìm việc làm có thu nhập cao và điều kiện làm việc ở văn phòng có máy điều hòa tốt hơn làm việc ở nông trường hay nhà máy.

Quan niệm trong bằng cấp của xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng từ thời phong kiến đã ảnh hưởng đến người học, cha mẹ học sinh và nhà tuyển dụng, xem bằng đại học trọng hơn bằng cao đẳng, bằng cao đẳng trọng hơn bằng trung cấp. Điều này hình thành nên khuynh hướng học tập và tuyển dụng theo bằng cấp và ưu tiên chọn lựa bằng cấp cao hơn, nên cũng gây áp lực cho người học phải có bằng đại học để tìm một vị trí trong xã hội vị bằng cấp.

2.5.3.2. Các nhà tuyển dụng bên cạnh việc ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về kiến thức, khả năng chuyên môn và thái độ lao động của ứng viên xin việc mà còn yêu cầu ở họ kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng sống và

những kỹ năng mềm khác mà trong chương trình chính khóa của các nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ được.

2.5.3.3. Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 25/12/2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo về quy định đào tạo liên thông đã hạn chế rất lớn nhu cầu học liên thông từ trung cấp và cao đẳng lên đại học, vì quy định sau khi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng sinh viên chưa đủ 36 tháng, muốn thi liên thông thì phải thi các môn văn hóa và năng khiếu theo khối dự thi trong kỳ thi tuyển đại học, cao đẳng hàng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức. Trường hợp tốt nghiệp ra trường có thời gian công tác đủ 36 tháng thì sẽ thi một môn văn hóa, một môn cơ sơ ngành và một môn chuyên ngành do cơ sở đào tạo ra đề. Quy định này đã làm cho số lượng hồ sơ dự thi cao đẳng vào các trường cao đẳng năm 2013 giảm từ 20% đến 50%. Đồng thời, số học sinh sinh viên đang học năm thứ nhất và thứ hai cũng bỏ học rất nhiều để quay về luyện thi đại học. Vì nguyện vọng của người học có tấm bằng đại học để dễ tìm việc làm và thu nhập khá hơn, nên nếu thi rớt đại học, họ chọn con đường ôn thi tiếp để năm sau thi lại mà không chọn con đường vào trung cấp và cao đẳng để liên thông như trước đây nữa.

2.5.3.4. Sự cạnh tranh trong tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học từ thành phố Hồ chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh lân cận khác là các đối thủ cạnh tranh có sức hút mạnh, ảnh hưởng đến thị phần đào tạo của các trường trong tỉnh. Mặt khác, trong nội bộ các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trong tỉnh cũng có nguy cơ cạnh tranh lẫn nhau vì có những ngành nghề đào tạo giống nhau. Đặc biệt, các trường đại học trong tỉnh có lợi thế hơn khi đào tạo các chuyên ngành giống với các chuyên ngành mà trường cao đẳng có đào tạo, vì người học vẫn thích học cao đẳng ở trường đại học hơn là học cao đẳng ở trường cao đẳng. Bởi lẽ, danh giá của một trường đại học tốt hơn trường cao đẳng và học cao đẳng ở trường đại học khả năng được liên thông cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)