TỔNG KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 41)

Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng lao động của tập hợp những con người ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thỗ, được đo lường bằng số lượng và chất lượng (thể hiện trên ba mặt: trí lực, thể lực và nhân cách thẩm mỹ) của những người thực tế tham gia lao động (kể cả trong và trên độ tuổi lao động), những người có khả năng lao động và chưa có việc làm, hoặc ở dạng dự trữ.

Phát triển nguồn nhân lực là sự gia tăng tiềm năng nguồn lực. Thực chất đó là quá trình biến đổi số lượng, chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng thời kì nhất định.

Nhân lực là tài sản quốc gia, đặc biệt trong thời đại ngày nay, việc phát triển nguồn lực đã được xem là một lợi thế song song với các thế mạnh về tài nguyên, về vốn và trở thành nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Vì vậy, đối với đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng, phát triển nhân lực là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng.

Quá trình phát triển nhân lực ở vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khi nhiều trong cùng quốc gia đã thu được thành công về vấn đề này. Không chỉ có vậy, tại một số địa phương lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Trà Vinh những mô hình cải thiện chương trình đào tạo, đào tạo theo nhu cầu, đào tạo gắn kết doanh nghiệp sẽ là những bài học kinh nghiệm thật sự bổ ích trong bài toán nhân lực cho Vĩnh Long hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)