Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nói chung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 64 - 66)

ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ VĨNH LONG

2.3.1 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nói chung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.3.1 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực nói chung trên địa bàn tỉnhVĩnh Long Vĩnh Long

Về thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Long được nêu rõ trong trong Quyết định số 1375/QĐ-UBND ngày 28/08/2012, toàn tỉnh có trên 622.000 người đang hoạt động kinh tế, trong đó có khoảng 523.000 người chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 84,1%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 15,9%, trong đó, đã qua đào tạo ngắn hạn và sơ cấp chiếm 9,6%; trung cấp chiếm 1,9%, cao đẳng chiếm 1,3%; đại học và trên đại học chiếm 3,1%.

Biểu đồ 2.3.2. Cơ cấu lao động của tỉnh Vĩnh Long

Theo dõi Biểu đồ 2.3.2 chúng ta thấy, phần lớn lao động trong tỉnh đang làm việc với các nghề không đòi hỏi chuyên môn cao, cụ thể như lao động giản đơn chiếm tỷ lệ 24%; nghề nông nghiệp và thuỷ sản, chiếm 41,9%; nhân viên dịch vụ và bán hàng chiếm 13,5% (biểu đồ 2.3.2). Trong khi đó, các nghề có đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc kỹ năng nhất định vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, cụ thể như: thợ vận hành máy và lắp ráp máy móc thiết bị, chiếm chỉ 3,7%; thợ thủ công (kể cả không bằng cấp/chứng chỉ) chiếm 9,4%, đặc biệt lao động là chuyên môn bậc cao và các nhà lãnh đạo và quản lý chỉ chiếm 3,1% tổng lao động trong tỉnh. Thực trạng trên đã phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp và vấn đề đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong thời gian tới.

Mặc dù đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động tăng cao, nhưng với chất lượng dân số như trên đòi hỏi tỉnh phải có các giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh phát triển kinh tế tạo thêm việc

làm, mặt khác cũng cần tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động, đồng thời cũng cần đưa ra các giải pháp đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật bậc trung cấp và cao đẳng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tiến trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của tỉnh nhà trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tổ chức đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)