Tỷ lệ tăng của tổng thu nhập b Mức thu nhập mỗi công nhân.

Một phần của tài liệu Đáp án bài tập vĩ mô 2 mankiw (Trang 28 - 29)

b. Mức thu nhập mỗi công nhân. c. Giá thuê thực tế của tư bản. d. Tiền lương thực tế.

Những sự khác biệt về giáo dục giữa các vùng trong cả nước có ảnh hưởng như thế nào tới mô hình Solow? Giáo dục là một yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của lao động - cái được viết tắt bằng chữ E- (Những yếu tố khác có ảnh hưởng tới hiệu quả của lao động bao gồm: sức khoẻ, trình độ lành nghề, kinh nghiệm). Vì quốc gia thứ 1 có lực lượng lao động được giáo dục cao hơn so với quốc gia thứ 2 nên mỗi công nhân ở quốc gia thứ 1 làm việc hiệu quả hơn. Tức E1 > E2. Ta giả định là cả hai quốc gia đều đang ở trạng thái dừng.

a. Trong mô hình tăng trưởng Solow, tổng thu nhập gia tăng với tỷ lệ (n+g) và độc lập với trình độ giáo dục của lực lượng lao động. Hai quốc gia sẽ có cùng tỷ lệ gia tăng tổng thu nhập vì cả hai quốc gia có cùng tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ tiến bộ công nghệ.

b. Vì cả hai quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm như nhau, cùng một tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ tiến bộ công nghệ nên cả hai nền kinh tế sẽ hội tụ về cùng một điểm dừng có khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả k*. Điều này được chỉ rõ trong Hình 4-4. Do đó, sản lượng trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả ở trạng thái dừng y* = f(k*) là như nhau ở cả hai quốc gia. Nhưng y* = Y/(L.E) hay Y/L = y*E. Vì y* là như nhau ở cả hai quốc gia nhưng E1 > E2 nên y*E1 > y*E2. Điều này chứng tỏ rằng (Y/L)1 > (Y/L)2.

Hay quốc gia nào có lực lượng lao động với trình độ giáo dục cao hơn sẽ có mức thu nhập trên mỗi công nhân cao hơn.

Hình 4-4

k*

Tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả

c. Ta biết rằng, giá thuê thực tế của tư bản R bằng sản phẩm cận biên của tư bản (MPK). Nhưng MPK lại phụ thuộc vào khối lượng tư bản cho mỗi đơn vị lao động hiệu quả. Tại trạng thái dừng, cả hai quốc gia đều có k*1 = k*2 = k* vì cả hai quốc gia có cùng tỷ lệ tiết kiệm, cùng tốc độ gia tăng dân số và đổi mới công nghệ nên R1 = R2 =MPK. Như vậy, giá thuê thực tế của tư bản của hai nước là như nhau.

d. Sản lượng được chia thành thu nhập của tư bản và thu nhập của lao động. Do đó mức lương trên mỗi đơn vị hiệu quả có thể được viết như sau:

w = f(k) - MPK.k

Như đã nói tới trong phần b,c, cả hai quốc gia đều có cùng khối lượng tư bản ở trạng thái dừng k và cùng MPK nên w cũng bằng nhau. Tuy nhiên, người công nhân chỉ quan tâm tới mức tiền lương cho mỗi đơn vị lao động chứ không phải là mức lương cho mỗi đơn vị lao động hiệu quả. Ta cũng có thể xem xét tiêu chí này qua công thức:

Mức lương cho mỗi đơn vị lao động = w.E

Do đó ở quốc gia có lực lượng lao động với trình độ giáo dục cao hơn thì sẽ có mức lương cho mỗi đơn vị lao động cao hơn

Một phần của tài liệu Đáp án bài tập vĩ mô 2 mankiw (Trang 28 - 29)