M/ P= L(r,Y) Trong đó:
c) Nhiều nhà kinh tế quan sát thấy rằng biến độngtrong cung ứng tiền tệ có mối liên hệ tương quan thuận với những biến động của sản lượng Bằng chứng
liên hệ tương quan thuận với những biến động của sản lượng. Bằng chứng này có chống lại lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế không?
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế giả định rằng giá cả hoàn toàn linh hoạt, kết quả là, trong chương này chúng ta đã bỏ qua đường Lm. Nó không ảnh hưởng đến các biến thực tế. Mặt khác, chúng ta giả định rằng giá cả điều chỉnh để giữ thị trường tiền tệ cân bằng, vì vậy, cung thực tế cân bằng cầu thực tế: M/P = L(r1, Y).
Cục Dự trữ Liên bang quyết định cung ứng tiền tệ M; điểm giao nhau giữa đường tổng cung thực tế và tổng cầu thực tế quyết định mức lãi suất r và mức sản lượng Y. Mức giá tự do điều chỉnh để đảm bảo rằng thị trường tiền tệ cân bằng.
a)Một mức giá tăng sản lượng Y làm tăng nhu cầu số dư tiền tệ thực tế. Nếu Cục dự trữ Liên bang giữcung ứng tiền tệ cố định, thì mức giá phải giảm xuốngđể duy trì cân bằng thị trường tiền tệ. Do đo, mức giá P và sản lượngY biến động ngược chiều nhau.
b)Bây giờ, giả sử Cục Dự trữ liên bangđièu chỉnh cung ứng tiền tệ để ổn định giá cả. Sự gia tăng sản lượng Y làm tăng nhu cầu số dư tiền tệ thực tế. Để ổn định mức giá không giảm xuống, Cục Dự trữ liên bang phải tăng cung ứng tiền tệ để giữ thị trường tiền tệ cân bằng với một mức gía ổn định. Tóm lại, cung ứng tiền tệ và sản lượng biến động cùng chiều.
c)Mối liên hệ tương quan giữa sự biến động cung ứng tiền tệ và sự biến động sản lượng không là bằng chứng chống lại lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế. Nếu Cục Dự trữ Liên bang áp dụng như chính sách ở phần (b0, tại đó, cung ứng tiền tệ giữ mức giá ổn định, thì chúng ta sẽ thấy mối quan hệ tương quan giữa cung ứng tiền tệ và sản lượng,
không có bất kỳ một taqcs động nào vào sản lượng. Thêm vào đo, mối quan hệ tương quan bắt nguồn từ sự thích ứng của biến nội sinh tiền tệ đến sự biến động của sản lượng./.
Chương 15
Tiêu dùng Tóm tắt
1. Keynes phỏng đoán rằng khuynh hướng tiêu dùng cận biên có giá trị giữa 0 và 1, khuynh hướng tiêu dùng bình quân giảm khi thu nhập tăng, và thu nhập hiện tại là nhân tố chủ yếu quyết định tiêu dùng. Các công trình nghiên cứu số liệu về các hộ gia đình và dãy số thời gian ngắn khẳng định những phỏng đoán của Keynes. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu sử dụng dãy thời gian dài cho thấy không xuất hiện xu thế là khuynh hươngs tiêu dùng bình quân giảm khi thu nhập tăng lên theo thời gian.
2. Những công trình hiện đại về hàm tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở mô hình tiêu dùng của Fisher. Trong mô hình này, người tiêu dùng phỉ đối phó với giới hạn ngân sách giữa các thời kỳ và lựa chọn mức tiêu dùng cao nhất. Tiêu dùng phụ thuộc vào nguồn lực của cả cuộc đời, nếu người tiêu dùng có thể tiết kiệm hoặc đi vay.
3. Giả thuyết vòng đời của Modigliani nhấn mạnh rằng thu nhập biến động theo cách dự báo được trong cuộc đời của một người và người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm hoặc đi vay để điều hoà mức tiêu dùng của họ trong suốt cuộc đời. Giả thuyết này hàm ý rằng tiêu dùng phụ thuộc vào cả thu nhập và của cải.
4. Giả thuyết thu nhập thường xuyên của Friedman nhấn mạnh rằng cá nhân trải qua những biến động trong cả thu nhập thường xuyên và thu nhập tạm thời của họ. Vì người tiêu dùng có thể tiết kiệm hoặc đi vay, và vì họ muốn điều hoà mức tiêu dùng, tiêu dùng không phản ứng mạnh đối với thu nhập tạm thời. Tiêu dùng phụ thuộc trước hết vào thu nhập thường xuyên.
Câu hỏi ôn tập