Một người đề xuất ý tưởng làm giàu một cách nhanh chón g: vay tiền ở một nhà băng Mỹ với lãi xuất 8%, gửi ở một ngân hàng Canađa với lãi xuất 12%, và thu được

Một phần của tài liệu Đáp án bài tập vĩ mô 2 mankiw (Trang 53 - 57)

Phụ lục

Nền kinh tế lớn và mở cửa

Bài tập và vận dụng

1. nếu chiến tranh bùng nổ ở nước ngoài, điều đó có thể tác động đến nền kinh tế Mỹ theo nhiều cách. Hãy sử dụng mô hình nền kinh tế lớn và mở cửa để xem xét những tác động dưới đây do cuộc chiến tranh gây ra. Điều gì xảy ra với tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại, lãi suất và tỷ giá hối đoái ở Mỹ? (Để đơn giản, xem xét từng tác động riêng biệt).

a) Chính phủ Mỹ tăng chi tiêu cho quốc phòng vì lo ngại phải tham chiến. b) Nhu cầu của các nước khác về các loại vũ khí tối tân do Mỹ sản xuất tăng. c) Cuộc chiến tranh làm cho các công ty của Mỹ ít tin tưởng về tương lai và họ trì

hoãn một số dự án đầu tư.

d) Cuộc chiến tranh làm cho người tiêu dùng Mỹ ít tin tưởng về tương lai và họ tiết kiệm nhiều hơn.

e) Người Mỹ trở nên lo ngại về các chuyến du lịch ra nước ngoài, vì vậy có nhiều người quyết định nghỉ tại Mỹ.

f) Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng Mỹ là nơi đầu tư an toàn cho vốn đầu tư của họ.

Chương 8

Giới thiệu những biến động kinh tế Tóm tắt

1. Sự khác nhau căn bản giữa dài hạn và ngắn hạn là ở chỗ giá cả linh hoạt trong dài hạn, nhưng cứng nhắc trong ngắn hạn. Mô hình tổng cung và tổng cầu tạo cơ sở để phân tích biến động kinh tế và tìm hiểu xem tác động của các chính sách thay đôi như thế nào trong những khoảng thời gian khác nhau.

2. Đường tổng cầu dốc xuống. Nó cho biết tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng khi giá cả giảm.

3. Trong dài hạn, đường tổng cung là đường thẳng đứng: sản lượng được quy định bởi khối lượng tư bản, lao động và công nghệ hiện có. Do đó, sự dịch chuyển của đường tổng cầu chỉ ảnh hưởng tới mức giá, chứ không tác động tới sản lượng hoặc việc làm. 4. Trong ngắn hạn, đường tổng cung nằm ngang, vì tiền lương và giá cả được quyết định

từ trước. Do đó, sự dịch chuyển của đường tổng cầu tác động tứi sản lượng và việc làm.

5. Các cú sốc đối với tổng cầu hoặc tổng cung gây ra biến động kinh tế. Vì Fed có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu, nên nó có thể triệt tiêu các cú sốc để duy trì sản lượng và việc làm ở mức tự nhiên của chúng.

Câu hỏi ôn tập

2. Tại sao đường AD lại dốc xuống?

3. Hãy giải thích tác động của biện pháp tăng cung ứng tiền tệ trong ngắn hạn và dài hạn 4. Tại sao Fed dễ xử lý cú sốc cầu hơn cú sốc cung?

Bài tập và vận dụng

1. Giả sử những sửa đổi trong quy định của chính phủ cho phép các ngân hàng trả lãi suất cho tài khoản viết séc (Trước đó, tài khoản viết séc không được hưởng lãi suất). Chú ý rằng khối lượng tiền tệ (cung ứng tiền tệ) là tổng mức cung tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn, bao gồm cả tài khoản viết séc, do đó sự thay đổi quy định này làm cho việc giữ tiền hấp dãn hơn.

a) Sự thay đổi này tác động tới nhu cầu tiền tệ như thế nào? b) Điều gì xảy ra với tốc độ lưu thông tiền tệ?

c) Nếu Fed giữ cho cung tiền tệ không thay đổi, Điều gì sẽ xảy ra với sản lượng và giá cả trong ngắn hạn và dài hạn?

d) Fed có nên giữ cung tiền tệ không đổi không để đáp lại sự thay đổi quy định này? Tại sao có và tại sao không?

2. Fed cắt giảm mức cung ứng tiền tệ 5% a) Điều gì sẽ xảy ra với đường tổng cầu?

b) Điều gì xảy ra với mức sản lượng và giá cả trong ngắn hạn và dài hạn?

c) Theo quy luật Okun, điều gì xảy ra với mức thất nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn? (Gợi ý: Quy luật Okun phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng và thất nghiệp được trình bày trong chương 2).

d) Điều gì xảy ra với lãi suất thực tế trong ngắn hạn và dài hạn? (Gợi ý: sử dụng mô hình lãi suất thực tte trong chương 3 để thấy điều gì xảy ra khi sản lượng thay đổi) 3. Hãy phân tích xem mục tiêu của Fed ảnh hưởng ra sao đến phản ứng của nó trước các cú sốc. Trường hợp A, Fed chỉ quan tâm đến việc giữ cho giá cả ổn định. Trường hợp B, Fed quan tâm giữ cho sản lượng và việc làm ở mức tự nhiên. Trong mỗi trường hợp, hãy giải thích Fed sẽ phản ứng ra sao khi:

a) Tốc độ lưu thông tiền tệ giảm xuống. b) Sự gia tăng ngoại sinh của giá dầu.

Chương 9

Tổng cầu 1 Tóm tắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Giao điểm Keynes là mô hình đơn giản về xác định thu nhập. Nó coi chính sách tài chính và đầu tư dự kiến là yếu tố ngoại sinh, sau đó chỉ ra rằng có một mức thu nhập quốc dân mà tại đó chi tiêu thực hiện bằng chi tiêu dự kiéen. Nó cũng chỉ ra rằng sự thay đổi trong chính sách tài chính có tác dụng khuyếch đại thu nhập. 2. Khi chúng ta cho phép đầu tư dự kiến phụ thuộc vào lãi suất, thì giao điểm Keynes

tạo ra mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập quốc dân. Lãi suất càng cao, đầu tư dự kiến càng thấp, và chi tiêu dự kiến thấp hơn sẽ làm giảm thu nhập quốc dân. Đường IS tóm tắt mối quan hệ tỷ lệ nghịch này giữa lãi suất và thu nhập.

3. Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản là mô hình đơn giản về xác định lãi suất. Lý thuyết này coi cung ứng tiền tệ và mức giá là yếu tố ngoại sinh và giả định rằng lãi suất điêù chỉnh để cân bằng cung cầu về số dư tiền tệ thực tế. Nó hàm ý rằng sự gia tăng cung về tiền tệ làm giảm lãi suất.

4. Khi chúng ta cho phép cầu về số dư thực tế phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, thì lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản tạo ra mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất. Mức thu nhập cao làm tăng số dư thực tế, do đó làm tăng lãi suất. Đường LM tóm tắt mối quan hệ tỷ lệ thuận này giữa thu nhập và lãi suất.

5. Mô hình IS-LM kết hợp các yếu tố của giao điểm Keynes và các yếu tố của lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản. Giao điểm của đường IS và đường LM chỉ ra mức lãi suất và thu nhập thoả mãn sự cân bằng của cả thị trường hàng hoá và tiền tệ.

Câu hỏi ôn tập

Một phần của tài liệu Đáp án bài tập vĩ mô 2 mankiw (Trang 53 - 57)