Giả thuyết vòng đời và thu nhập thương xuyên xử lý những bằng chứng dường như mâu thuẫn nhau về hành vi người tiêu dùng như thế nào?

Một phần của tài liệu Đáp án bài tập vĩ mô 2 mankiw (Trang 87 - 88)

M/ P= L(r,Y) Trong đó:

3. Giả thuyết vòng đời và thu nhập thương xuyên xử lý những bằng chứng dường như mâu thuẫn nhau về hành vi người tiêu dùng như thế nào?

như mâu thuẫn nhau về hành vi người tiêu dùng như thế nào?

Các giả thuyết vòng đời và giả thuyết thu nhập thường xuyên đều nhấn mạnh là tuổi thọ của một cá nhân dài hơn một năm, vì vậy tiêu dùng không đơn giản chỉ là một hàm của thu nhập hiện thời.

Giả thuyết vòng đời chỉ rõ là thu nhập thường thay đổi theo thời gian sống của con người. Tiết kiệm thực chất là cho phép người tiêu dùng chuyển một phần thu nhập của thời kỳ thu nhập cao cho thời kỳ khi thu nhập giảm xuống. Giả thuyết vòng đời chỉ ra rằng tiêu dùng phụ thuộc vào của cải và thu nhập vì chúng quyết định ddến cuộc sống cả đời đối với mỗi con người. Vì vậy, hàm tiêu dùng sẽ có dạng:

C = W + Y

Khi nghiên cứu ngắn hạn với mức của cải cố định thì hàm tiêu dùng cổ điển của Keynes là đúng. Trong thời gian dài và khi của cải tăng lên thì đường biểu diễn hàm tiêu dùng ngắn hạn dịch chuyẻen lên trên như minh hoạ ở hình 15-1

Giả thuyết về thu nhập thường xuyên cũng chỉ ra rằng mọi người đều cố gắng điều hoà tiêu dùng tuy nhiên mức độ nhấn mạnh hơi khác đi một chút. Thay vào việc nghiên cứu tập trung vào quy mô của thu nhập, giả thuyết thu nhập thường xuyên chỉ rõ thu nhập của mọi người thường tạm thời và ngẫu nhiên thay đổi từ năm này qua năm khác. Giả thuyết thu nhập thường xuyên xem xét thu nhập hiện tại như là một trường hợp của thu nhập thươngf xuyên Y và thu nhập tạm thời Y . Milton Friedman giả thuyết tiêu dùng phụ thuộc trước tiên vào thu nhập thường xuyên:

C = Y

Giả thuyết thu nhập thường xuyên lý giải tiêu dùng bằng cách đưa ra hàm tiêu dùng Keynes tiêu chuẩn sử dụng các biến số thu nhập giả. Ví dụ, nếu một hộ gia đình kiếm được một khoản thu nhập tạm thời cao nhưng không hề tăng tiêu dùng. Vì vậy, nếu càng có nhiều khoản thu nhập cao mang tính tạm thời thì xét bình quân người ta thấy rằng nhưngs hộ gia đình có thu nhập cao có khuynh hướng tiêu dùng cận biên giảm đi. Điều này cũng đúng khi nghiên cứu dãy số thời gian ngắn hạn nếu có càng nhiều thay đổi thu nhập mang tính tạm thời. Trong trường hợp nghiên cứu dãy số dài hạn, những thay đổi thu nhập mang tính thường xuyên, vì vậy người tiêu dùng thường không dành tiết kiệm từ phần thu nhập tăng thêm mà dành cho chi tiêu.

Một phần của tài liệu Đáp án bài tập vĩ mô 2 mankiw (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w