M/ P= L(r,Y) Trong đó:
b) Biện pháp giảm thuế trong tương lai được thông báo trước.
Mức độ hiệu quả của sự tác động của chính sách tài khoá đến tổng cầu phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của tiêu dùng. Nếu tiêu dùng thay đổi nhiều thì chính sách tài khoá cũng sẽ hiệu quả lớn. Nếu tiêu dùng chỉ thay đổi ít, thì chính sách tài khoá có ảnh hưởng nhỏ. Có nghĩa là ảnh hưởng của chính sách tài khoá sẽ lớn nếu khuynh hướng tiêu dùng cận biên là lớn.
a) Xem xét mô hình 2 giai đoạn của Fisher. Một sự cắt giảm thuế tạm thời có nghĩa là tăng thu nhập khả dụng trong giai đoạn 1, Y1. Đồ thị 15-6A cho thấy ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế này đến một người tiêu dùng không bị ràng buộc bởi giới hạn vay nợ, trong khi, đồ thị 15-6B biểu diễn trường hợp người tiêu dùng bị hạn chế bởi khả năng đi vay.
Người tiêu dùng bị giớ hạn bởi khả năng đi vay sẽ muốn kiếm thêm một khoản tiền để tăng mức tiêu dùng C1, nhưng không thể. Cắt giảm thuế tạm thời sẽ làm tăng thu nhập khả dụng, như trong hình vẽ, tiêu dùng của người tiêu dùng sẽ tăng một khoản đúng bằng khoản thuế được giảm. Người tiêu dùng không có khả năng vay nợ, vì vậy sẽ tăng mức tiêu dùng C1 trong thời kỳ 1 nhiều hơn người tiêu dùng mà không bị giới hạn khả năng vay nợ, có nghĩa là, khuynh hướng tiêu dùng cận biên sẽ cao hơn đối với những người phải đối mặt với giới hạn vay nợ.
b) Tiếp theo, xem xét mô hình 2 giai đoạn của Fisher. Việc thông báo giảm thuế trong tương lai sẽ làm tăng Y2. Đồ thị 15-7A cho thấy ảnh hưởng của việc giảm thuế này đối với người tiêu dùng không bị giới hạn khả năng vay nợ, còn đồ thị 15-7B biểu diễn trường hợp người tiêu dùng bị giới hạn.
Người tiêu dùng không bị giới hạn khả năng vay nợ sẽ lập tức tăng tiêu dùng C1. Người bị giớ hạn không thể tăng C1 do thu nhập khả dụng là không đổi. Vì vậy, sự thông báo về việc giảm thuế trong tương lai sẽ không có ảnh hưởng đén tiêu dùng hoặc tổng cầu nếu người tiêu dùng phải đối mặt với giới hạn khả năng vay nợ, do đó chính sách tài khoá có ít hiệu quả.