M/ P= L(r,Y) Trong đó:
2. Hãy nêu ra những bằng chứng phù hợp và không phù hợp với những phỏng đoán của Keynes.
Thứ nhất Keyne phỏng đoán rằng khuynh hướng tiêu dùng cận biên-mức tiêu dùng từ một đô la thu nhập thêm - nằm trong khoảng (0-1) và điều này có nghĩa là nếu thu nhập của một cá nhân tăng thêm 1 đô la thì cả tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng.
Thứ hai, Keynes phỏng đoán là tỷ lệ giữa tiêu dùng và thu nhập đợc gọi là khuynh hướng tiêu dùng bình quân giảm xuống khi thu nhập tăng. Điều này ngụ ý rằng tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập của người giàu cao hơn người nghèo.
Thứ ba, Keynes phỏng đoán thu nhập là nhân tố đầu tiên quyết định đến tiêu dùng. Cụ thể hơn là ông ta tin rằng lãi suất không có tác động đáng kể tới tiêu dùng.
Hàm tiêu dùng thoả mãn ba phỏng đoán trên được viết dưỡi dạng: C = C + cY
Trong đó:
C là hằng số không đổi chỉ 1 mức tự tiêu dùng Y thu nhập khả dụng
C khuynh hướng tiêu dùng cận biên và nằm trong khoảng (0-1)
2. Hãy nêu ra những bằng chứng phù hợp và không phù hợp với những phỏng đoán của Keynes. của Keynes.
Qua các cuộc nghiên cứu các dữ liệu về các hộ gia đình và các dãy số ngắn hạn, người ta đã tìm thấy các bằng chứng ủng hộ cho những phỏng đoán của Keynes. Từ những dữ liệu về các hộ gia đình, người ta đã rút ra 2 nhận xét sau. Thứ nhất, những hộ gia đình có thu nhập cao sẽ tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm được nhiều hơn và điều này có nghĩa rằng khuynh hướng tiêu dùng cận biên nằm trong khoảng (0-1). Thứ hai, những hộ gia đình có thu nhập cao sẽ tiết kiệm được một khoản lớn hơn trong thu nhập so với những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, và điều này đồng nghĩa với phỏng đoán thứ hai của Keynes là khuynh hướng thu nhập bình quân giảm xuống khi thu nhập tăng lên.
Từ việc nghiên cứu dãy số thời gian ngắn hạn, người ta rút ra thêm 3 nhận xét khác là: thứ nhất, trong những năm thu nhập thấp thì cả tiêu dùng và tiết kiệm đều thấp và điều này có nghĩa rằng khuynh hướng tiêu dùng cận biên nằm trong khoảng (0-1), thứ hai, ở những năm thu nhập thấp thì tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập lại cao và đồng nghĩa với việc khunynh hướng tiêu dùng bình quân giảm xuống khi thu nhập tăng. Thứ ba, sự liên hệ tương quan giữa thu nhập và tiêu dùng tương đối bèn vững vì vậy không thể có nhân tố nào khác ngoài thu nhập đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới tiêu dùng.
Bằng chứng thứ nhất mâu thuẫn với những phỏng đoán của Keynes là đã không xảy ra sự trì trệ kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Dựa trên hàm tiêu dùng của Keynes, một số nhà kinh tế học cho rằng tỷ lệ tiết kiệm tăng lên khi tiêu dùng tăng và họ sợ rằng đến lúc đó có thể sẽ không đủ các dự án đầu tư có hiệu quả để thu hút khoản tiết kiệm này và nền kinh tế có thể bước vào một thời kỳ đình trệ kéo dài vô hạn định. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Bằng chứng thứ hai rút ra từ việc nghiên cứu dãy số thời gian dài hạn của tiêu dùng và thu nhập. Simon Kunetz thấy rằng tỷ lệ giữa tiêu dùng và thu nhập ổn định từ thập kỷ này qua các thập kỷ khác, và có nghĩa rằng khuynh hướng tiêu dùng bình quân dường như đã không giảm xuống khi thu nhập tăng lên.