Trong hình 4-5, nó là đường thẳng Ak.
Hình 4-5
Tư bản trên mối công nhân
Trong mô hình Solow, lợi suất giảm dần theo qui mô của tư bản sẽ tới trạng thái dừng. Tại đó k, y không tăng trưởng nữa. Ta có thể thấy điều này từ đẳng thức về sự thay đổi của khối lượng tư bản trên mỗi công nhân:
∆k= sf(k) - δk
Có hai ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của k làm cho k ngày càng tăng. Thứ nhất, sản lượng f(k) tăng nên đầu tư sf(k) tăng. Thứ hai, khấu hao tăng vì có nhiều tư bản hơn. Nếu hàm sản xuất có lợi suất giảm dần theo qui mô tư bản thì khi k tăng thì hiệu quả của ảnh hưởng thứ nhất ngày càng giảm. Kết quả là ta sẽ đạt tới điểm mà tại đó tổng đầu tư sf(k) vừa đủ bù đắp khấu hao của tư bản δk; tư bản dừng gia tăng. Điều này được chỉ rõ trong hình 4-6 Đó là giao điểm của đường cong sf(k) và đường δk. Tại trạng thái dừng, lượng tư bản trên mỗi công nhân ngừng gia tăng nên sản lượng trên mỗi công nhân cũng dừng tăng trưởng. Do đó, sự tăng trưởng do tiết kiệm thêm giảm dần rồi cuối cùng thì dừng lại.
Trong bài này, không có lợi suất giảm dần theo qui mô của tư bản nên không có gì buộc tỷ lệ tăng khối lượng tư bản trên mỗi công nhân giảm về không. Sản lượng tăng thêm do tăng
AkfSolow(k) fSolow(k) y
một đơn vị tư bản duy trì ở mức ổn định mà không phụ thuộc vào việc nền kinh tế đã có bao nhiêu tư bản. Vì vậy tiết kiệm cao hơn sẽ luôn dẫn tới việc tăng trưởng cao hơn. d. Có lý do khiến hàm sản xuất này dường như không hợp lý. Tại một thời điểm nhất định thì lao động là một yếu tố cố định của sản xuất. Đối với một số lượng công nhân nhất định cho trước, ta có thể thấy ngay rằng những đơn vị tư bản đầu tiên là rất hiệu quả. Nhưng vì mỗi công nhân chỉ có thể làm việc với một số lượng máy móc nhất định trong cùng một thời gian nên những đơn vị tư bản tăng thêm ngày càng có hiệu quả giảm đi. Ví dụ, mục đích của ta là làm ra những cái giá sách bằng cách bắt vít và nối các mảnh gỗ lại với nhau. Ta đưa cho 1 công nhân 1 chiếc búa thì sẽ giúp anh ta làm việc hiệu quả hơn. Đưa cho anh ta chiêc búa thứ 2 chỉ đem lại một chút ít thay đổi. Do vậy, chiếc búa thứ nhất có sản phẩm cận biên cao hơn trong khi chiếc búa thứ hai có sản phẩm cận biên thấp hơn. Các lý thuyết truyền thống về sự tăng trưởng kinh tế (như là mô hình Solow) đã giả định là có MPK giảm dần.
Một vài nghiên cứu mới đây về lý thuyết tăng trưởng (được gọi là thuyết tăng trưởng nội sinh) đã đưa ra một số lý do giải thích tại sao lợi suất theo qui mô tư bản lại có thể không giảm - đó là tại sao công nghệ sản xuất lại có thể tạo ra những kết quả gần giống (tương tự) với một hàm sản xuất y = Ak.
Một ý kiến khác cho rằng trong khi ở phạm vi một công ty thì có thể lợi suất giảm dần theo qui mô tư bản nhưng đối với toàn xã hội thì có thể là lợi suất không đổi theo qui mô tư bản. Điều này có thể xảy ra nếu có các ảnh hưởng ngoại vi của việc tích luỹ tư bản. Khi một công ty lắp đặt những tư bản mới, nó có thể phát triển ý tưởng mới về sản xuất hàng hoá. Các công ty khác có thể học hỏi ý tưởng mới này bằng cách xem bạn lắp đặt máy móc như thế nào. Do vậy có thể có lợi cho toàn xã hội chứ không phải chỉ có riêng công ty đầu tư đầu tiên.
Chuyên môn hoá sản xuất cũng cho một số lý do khác về việc có thể không có lợi suất giảm dần theo qui mô tư bản. Tích lũy tư bản nhiều hơn không có nghĩa là tư bản tích lũy tập trung vào cùng một loại. Tích luỹ tư bản có thể cho phép công nhân chuyên môn hoá vào những công việc cụ thể. Chẳng hạn trong việc sản xuất giá sách, một công nhân có thể cưa gỗ, trong khi những người khác bắt vít nối những mảnh gỗ lại với nhau và những người khác nữa thì sơn sản phẩm. ở đây, ta không thấy rõ là có lợi suất giảm dần theo qui mô tư bản - Cái cưa, cái búa, chổi quét sơn, có thể mỗi loại có sản phẩm cận biên cao. Một lý lẽ khác cho rằng đối với hàm sản xuất y = Ak, có thể là quá hẹp khi ta chỉ xem xét tới các tư bản hiện vật như máy móc, xe, búa, cưa ....Trong mô hình Solow, tích luỹ tư bản diễn ra khi tiết kiệm hơn lớn hơn tiêu dùng thu nhập hiện tại. Song cũng có những loại đầu tư khác mà ta tiến hành cũng liên quan tới sự đánh đổi giữa tiêu dùng hôm nay và hiệu quả tiềm năng cho mai sau. Ví dụ, bằng cách bỏ thời gian ra học tập môn kinh tế vĩ mô, bạn mong chờ một cơ hội việc làm và kiếm tiền tốt hơn. Kết quả của việc này là bạn đã tích luỹ tư bản con người để bạn có thể trở thành một nhân viên hiệu quả hơn sau khi ra trường. Trong chương này, chúng ta đã xem xét tới giáo dục như là một biến ngoại sinh làm tăng hiệu quả của lao động. Nhưng trong cái nhìn tổng quát thì ta nên coi giáo dục là một loại tư bản và do vậy nó cũng là một nhân tố có thể tích luỹ được.