Bạn thấy trường hợp a) hay b) sát với thực tế hơn? Tại sao?

Một phần của tài liệu Đáp án bài tập vĩ mô 2 mankiw (Trang 91)

M/ P= L(r,Y) Trong đó:

c)Bạn thấy trường hợp a) hay b) sát với thực tế hơn? Tại sao?

Trong mục này, chúng ta xem xét việc tăng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến cách tiêu dùng cũng như tích luỹ của cải trong đời sống của một người. Để cho đơn giản, chúng ta giả lãi suất bằng không và người tiêu dùng đó muốn thực hiện cách tiêu dùng đều đặn trong cả cuộc đời.

a) Hình 15-8 cho thấy trường hợp người tiêu dùng có khả năng vay nợ. Thu nhập tăng lên trong suốt cuộc đời cho đến lúc nghỉ hưu, khi thu nhập giảm xuống không. Tiêu dùng mong muốn là bằng nhau trong suốt cuộc đời, cho đến năm T1, tiêu dùng luôn vượt quá thu nhập nên người tiêu dùng phải vay nợ. Sau năm T1, tiêu dùng ít hơn thu nhập, do đó, anh ta sẽ có tiết kiệm. Điều này có nghĩa là cho đến năm T1, của cải của anh ta là âm và luôn giảm. Sau năm T1, tích luỹ của cải của anh ta bắt đầu tăng. Sau năm T2, mọi khoản nợ đều được thanh toán nên của cải của anh ta trở nên dư thừa. Tích luỹ của cải tiếp tục tăng cho đến khi nghỉ hưu, khi đó người tiêu dùng chuyển toàn bộ của cải dành cho tiêu dùng.

b) Hình 15-9 cho thấy trường hợp giới hạn vay nợ ngăn chặn người tiêu dùng từ khi anh ta chưa có của cải. Trước năm T1, người tiêu dùng muốn vay nợ, nhưng không thể. Vì vậy toàn bộ thu nhập đem tiêu hết và anh ta không tiết kiệm mà cũng không vay nợ. Sau năm T1, người tiêu dùng bắt đầu tiết kiệm để dành cho lúc nghỉ hưu và tiêu dùng trong suốt cuộc đời được duy trì ở mức C* không đổi

Lưu ý rằng, C* lớn hơn C như trong hình vẽ. Có nghĩa là vì trong phần (b), người tiêu dùng có mức tiêu dùng có mức tiêu dùng cao hơn trong phần thứ nhất cuộc đời, do đó, có nhiều nguồn lực mất mát hơn khi không có giới hạn vay nợ - tiêu dùng sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Đáp án bài tập vĩ mô 2 mankiw (Trang 91)