M/ P= L(r,C)
d/ Các phương trình này có hàm ý gì về sự đánh đổi ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp ?
phát và thất nghiệp ?
Trong mô hình này, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là số trung bình cộng của tỷ lệ thất nghiệp của hai năm trước đó. Do đó nếu suy thoái làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong vài năm thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng tăng cùng nhịp như vậy. Điều này nghĩa là mô hình thể hiện hiện tượng trễ, thất nghiệp chu kỳ ngắn hạn có ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên trong dài hạn.
a/ Mức thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thất nghiệp trong quá khứ gần với ít nhất hai lý do đã được hiện tượng trễ giả định.Trước tiên, tỷ lệ thất nghiệp trong quá khứ gần ảnh hưởng đến mức thất nghiệp cơ cấu, các công nhân bị thát nghiệp sẽ mất dần khả năng tay nghề và khó khăn trong tìm việc hơn, các công nhân bị thất nghiệp có thể nản lòng đi tìm việc và do đó không nhiệt tình tìm việc. Thứ hai, thất nghiệp trong quá khứ gần có thể ảnh hưởng đến mức thất nghiệp chờ việc, Nếu tiền lương đàm phán cho những người trong cuộc cao hơn những người ngoài cuộc thì những người trong cuộc phải đẩy cho tiền lương cao tới mức khó tìm được việc. Điều này đặc biệt đúng trong công nghiệp, nơi diến ra sự đàm phán giữa các hãng và các nghiệp đoàn.
b/ Nếu Fed thực hiện chính sách cắt giảm liên tục 1% tỷ lệ lạm phát, thì đường Phillips cho ta thấytrong giai đoạn đầu, đòi hỏi :
Π1- Π0 = -1 = -0,5(u1-u1*) hay (u1-u1*)=2
Điều này nghĩa là chúng ta đòi hỏi tỷ lệ thất nghiệp 2% trên mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên u1*. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng như kết quả tăng thất nghiệp chu kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên mới u2*sẽ là :
u2* = 0,5(u1 + u0)
= 0,5((u1* + 2)+u1*( = u1* + 1
Do đó, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ tăng 1 %. Nếu Fed muốn giữ lạm phát ở mức mới, thì tỷ lệ thất nghiệp ở thời kỳ 2 phải bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên mới u2*, do đó
u2 = u1* + 1
Trong mỗi giai đoạn tiếp theo, nó vẫn giữ đúng rằng tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên này không quay lại mức ban đầu của nó : chúng ta có thể chỉ ra điều này như sau :
u3 = (1/2)u2 + (1/2)u1 = u1* +1 1/2 u4 = (1/2)u3 + (1/2)u2 = u1* +1 1/4 u5 = (1/2)u4 + (1/2)u3 = u1* +1 3/8
Thất nghiệp luôn giữ ở trên mức tự nhiên ban đầu. Trong thực tế, chúng ta có thể chỉ ra rằng nó luôn cao hơn ít nhất 1% mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do vậy , để giảm lạm phát 1%, tỷ lệ thất nghiệp phải tăng so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bởi 2% trong năm thứ nhất, và bởi 1 hoặc hơn 1% cho mỗi năm tiếp theo.
c/ Vì tỷ lệ thất nghiệp luôn cao hơn mức ban đầu, nên sản lượng luôn thấp hơn mức nó có. ở đây, tỷ lệ hy sinh là được xác định.
d/ Khi không có hiện tượng trễ, chúng ta tìm được có sự đánh đổi trong ngắn hạn nhưng không có sự đánh đổi trong dài hạn giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp . Với hiện tượng trễ, chúng ta tìm được có sự đánh đổi trong dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp : để giảm lạm phát, thất nghiệp phải tăng lên thường xuyên.
Chương 12
Cuộc tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô Tóm tắt
1. Những người ủng hộ chính sách chủ động cho rằng nếu chính sách tài chính hoặc tiền tệ không phản ứng với các cú sốc thì nền kinh tế thường xuyên phải chịu đựng các cú sốc tạo ra những biến động bất lợi đối với sản lượng và thất nghiệp. Nhiều người tin rằng chính sách kinh tế thành công trong việc ổn định nền kinh tế.
2. Những người ủng hộ chính sách thụ động cho rằng, vì chính sách tài chính và tiền tệ gắn với độ trễ kéo dài và biến động, nên mọi mưu toan ổn định nền kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến kết cục là làm cho nền kinh tế mất ổn định. Ngoài ra, họ tin rằng hiểu biết hiện nay của chúng ta về nền kinh tế quá ít ỏi, không đủ để hoạch định ra các chính sách ổn định thành công và chính vì vậy, những chính sách hiện nay là nguồn gốc thường xuyên gây ra biến động kinh tế.
3. Những người ủng hộ chính sách tuỳ nghi lập luận rằng quyền tuỳ nghi hành động tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách ứng phó linh hoạt khi phải xử lý những tình huống bất ngờ.
4. Những người ủng hộ quy tắc chính sách cố định lập luận rằng, chúng ta không thể tin tưởng vào quá trình chính trị. Họ cho rằng, các nhà chính trị thường xuyên mắc sai lầm trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế và đôi khi sử dụng chính sách kinh tế để phục vụ cho mục tiêu chính trị của riêng họ. Ngoài ra, họ còn lập luận rằng cần cam kết thực hiện quy tắc chính sách cố định để giải quyết vấn đề tính bất nhất.
Câu hỏi ôn tập
1. Độ trễ trong là khoảng thời gian kể từ khi nhà hoạch định chính sách nhận thấy có một cú sốc tác động vào nền kinh tế cho đến khi thực thi được những chính sách thích hợp. Độ trễ ngoài là khoảng thời gian kể từ khi thực thi chính sách cho đến khi nó phát huy ảnh hưởng ddối với nền kinh tế. Sở dĩ có độ trễ ngoài là vì khi được thực thi, chính sách không tác dộng ngay tập tức tới chi tiêu, thu nhập và việc làm.
Ví dụ, chính sách thuế khoá có độ trễ trong dài. Thời gian từ khi có dự thảo thay đổi thuế cho đến khi dự thảo trở thành luật có thêt kéo dài nhieèu năm. Chính sách tiền tệ lại có độ trễ trong tương đối ngắn. Khi Cục Dự trữ Liên bang quyết định thay đổi một chính sách nào đó, thì nó có thể thay đổi trong vài ngày hay vài tuần.
Tuy nhiên, độ trễ ngoài của chính sách tiền tệ lại dài. Cung tiền tăng lên làm tỷ lệ lãi suất hạ xuống; đến khi lãi suất hạ mới làm tăng đầu tư. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại lập kế hoạch đầu tư từ trước đó rất lâu. bởi vậy, thời gian kể từ khi cục Dự
trữ Liên bang thực thi một chính sách tiền tệ, cho tới khi kết quả tác động của chính sách ấy lên nền kinh tế biểu hiện trong GDP thực tế, có thể lên tới 6 tháng.
2. Độ trễ nói chung của cả chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài chính đều dài. Cho nên, khi thực hiện chính sách mở rộng hay thu hẹp tổng cầu, chúng ta phải dự đoán trước tình hình kinh tế sẽ như thế nào trong sáu tháng cho tới một năm.
Cách thứ nhất mà các nhà kinh tế thường dùng để cố gắng dự đoán sự phát triển của nền kinh tế dựa trên các chỉ số về các chỉ tiêu chủ đạo. Đó là chỉ số của một nhóm gồm mười một dữ liệu thường biến động trước của nền kinh tế, như giá cổ phiếu, số giấy phép xây dựng được cấp, giá trị các đơn đặt hàng mua máy móc, thiết bị mới, cung tiền tệ.
Cách thứ hai mà các nhà kinh tế dự báo tương lai là thông qua các mô hình kinh tế. Các mô hình kinh tế lớn có sử dụng máy tính bao gồm nhiều phương trình, mỗi phương trình biểu thị một phần của nền kinh tế. Khi dặt ra các giả định về hướng đi của các biến ngoại sinh: chẳng hạn thuế, chi tiêu chính phủ, cung tiền, giá dầu...., các mô hình kinh tế cho phép dự đoán về tình hình thất nghiệp, lạm phát, sản lượng và các biến nội sinh khác.
3. Con người đưa ra những chính sách kinh tế như thế nào là tuỳ thuộc vào kỳ vọng của chúng ta vào tương lai. Kỳ vọng lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cả các chính sách kinh tế của chính phủ đang theo đuổi. Phê phán của Lucas về chính sách kinh tế lập luận rằng các phương pháp đánh giá truyền thống không thích hợp để tính toán các ảnh hưởng của chính sách đối với kỳ vọng.
Ví dụ, tỷ lệ hy sinh - hay số phần trăm GDP phải từ bỏ để cắt giảm 1% lạm phát - phụ thuộc vào kỳ vọng về lạm phát. Chúng ta không thẻ đơn giản giả định rằng mức lạm phát dự kiến này luôn luôn không thay đổi hoặc được điều chỉnh một cách chậm chạp cho dù chính phủ theo đuổi bất kỳ chính sách nào; lạm phát dự kiến phụ thuộc vào hành động của Cục Dự trữ Liên bang.
4. Lịch sử kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách kinh tế vĩ mô bởi vì chúng ta muoón dựa trên thực tế lịch sử để biết các chính sách ổn định đã thực sự tạo ra sự ổn định hay lại gây ra sự mất ổn định. Kết luận về điều này như thế nào đến lượt nó sẽ tác động lên quan điểm của mỗi người cho rằng chính sách của chính phủ nên đóng vai trò chủ động hay thụ động. Rõ ràng chính sách chủ động của chính phủ là cần thiết nếu nền kinh tế trải qua nhiều cú sốc lớn trong tổng cầu và tổng cung, nhưng nhờ chính sách của chính phủ mà các cú sốc áy không ảnh hưởng tới nền kinh tế. Ngược lại, chính sách của chính phủ nên đóng vai trò thụ động nếu nền kinh tế ít xảy ra các cú sốc lớn, đồng thời chúng ta quan sát thấy có nhiều biến động về kinh tế là hậu quả của các chính sách vụng về của chính phủ.
5. Sở dĩ có tính bất nhất là bởi vì hành động của các nhà ra quyết định tư nhân chịu ảnh hưởng bởi kỳ vọng của họ vào chính sách sẽ được thực thi trong tưqơng lai. Cũng chính vì lẽ đó, các nhà hoạch định chính sách thông báo trước các chính sách họ định theo đuổi trong tương lai nhằm tác động đến kỳ vọng của các nhà ra quyết định tư nhân. Thế nhưng, đến khi các nhà ra quyết định tư nhân đã hành động trên cơ sở kỳ vọng của họ, thì các nhà hoạch định chính sách lại không muốn thực hiện theo thông báo đã đưa ra.
Ví dụ, để khuyến khích tinh thàn học tập của bạn, vị giáo sư tuyên bố cuối khoá học bạn sẽ phải thi hết môn. Bạn nghiên cứu thật chuyên cần và học thuộc toàn bộ nội dung môn học. Thế nhưng đến trứoc buổi thi, vị giáo sư lại tuyên bố huỷ cuộc thi để khỏi phải chấm diểm.
Tương tự, dể đạt được mục tiêu của mình, chính phủ tuyên bố rằng sẽ không thương lượng với bọn khủng bố. Nếu chúng tin vào thông báo của chính phủ, tức là việc bắt cóc con tin sẽ chẳng mang lại cho chúng một lợi ích nào hết, thì chúng sẽ chẳng mất công làm điều đó nữa. Tuy nhiên, một khi con tin bị bắt, chính phủ lại buộc phải thương lượng và nhân nhượng.
Trong thực thi chính sách tiền tệ, giả sử Fed tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách lạm phát thấp và tất cả mọi tác nhân của nền kinh tế đều tin như vậy. Sau đó, Fed lại có động cơ tăng lạm phát nhằm giảm bớt thất nghiệp.
Tính bất nhất trong quá trình thông báo và thực thi chính sách làm dân chúng không tin vào các chính sách được thông báo. Do vậy, sinh viên không chịu học hành để thi, bọn khủng bố bắt giữ con tin và Fed phải đối đầu với những tình huống lựa chọn bất lợi. Trong những tình thế như vậy, nến nhà hoạch định chính sách cam kết tuân thủ quy tắc chính sách cố định, thì đôi khi sẽ đạt được mục tiêu: sinh viên chăm chỉ học hành, khủng bố không bắt giữ con tin, và lạm phát được duy trì ở mức thấp.
6. Quy tắc chính sách thứ nhất mà Fed có thể tuân theo là duy trì mức tăng cung ứng tiền tệ không đổi. Các nhà tiền tệ cho rằng hầu hết những biến động lớn trong nền kinh tế đều do biến động trong cung ứng tiền tệ gây nên. Từ đo, họ lập luận rằng, quy tắc gia tăng cung ứng tiền tệ từ từ, vững chắc sẽ ngăn ngừa được các biến động lớn này.
Quy tắc chính sách thứ hai là mục tiêu GDP danh nghĩa. Theo quy tắc này, Fed công bố đường lối dự kiến cho GDP danh nghĩa. Ví dụ, nếu GDP danh nghĩa thấp hơn mục tiêu, thì Fed sẽ gia tăng tốc độ tăng tiền tệ để kích thích tổng cầu. Một ưu điểm của chính sách này là nó cho phép chính sách tiền tệ điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi của tốc độ lưu thông tiền tệ.
Quy tắc chính sách thứ ba là mục tiêu về mức giá. Theo quy tắc này, Fed công bố đường lối cho mức giá và điều chỉnh cung ứng tiền tệ khi mức giá hiện tại lệch khỏi mục tiêu. Chính sách này tỏ ra có ý nghĩa rất lớn đối với những ngưpời ủng hộ quan điểm cho rằng ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ.
7. Có ít nhất là ba cản trở làm nảy sinh ba phản bác chống lại quy tắc cân bằng ngân sách, tức quy tắc không cho phép chính phủ chi tiêu quá khoản thu từ thuế thu nhập.
Phản bác thứ nhất là: thâm hụt ngân sách hay thặng dư ngân sách đều có thể giúp ổn định nền kinh tế. Ví dụ, khi nền kinh tế suy thoái, thuế sẽ tự động giamt xuống và các khoản chuyển giao tự động tăng lên. Điều này có khuynh hướng vừa ổn định nền kinh tế vừa làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên.
Phản bác thứ ba là: thâm hụt hay thặng dư ngân sách cho phép chính phủ giữ cho mức thuế tương đối ổn định trong nhiêù năm, từ đó tránh được sự chênh lệch quá lớn giữa mức thuế của năm này so với mức thuế của năm khác. Để giữ cho mức thuế ổn định, chính phủ phải chấp nhận thâm hụt ngân sách trong những năm có mức thu thấp bất thường như trong thời kỳ suy thoái hoặc có mức chi cao bất thường như trong thời kỳ chiến tranh.
Phản bác thứ ba là: thâm hụt ngân sách có thể làm chuyển được gánh nặng thuế của thế hệ hiện tại cho thế hệ tương lai. Nếu thế hệ hiện tại phải tham chiến để bảo vệ tự do, thì thế hệ tương lai sẽ được sống trong tự do do thế hệ hiện tại dành được. Để buộc những
người thụ hưởng tương lai phải trả một phần chi phí, thế hệ hiện tại có thể chi cho chiến tranh bằng cách chấp nhận thâm hụt ngân sách.
Bài tập và vận dụng
1. Giả sử nền kinh tế có đường cong Philips:
Thông thường , phương trình này ngầm định rằng nếu lạm phát thấp hơn lạm phát dự kiến thù thất nghiệp tăng vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và nền kinh tế suy thoái. Tương tự, nếu lạm phát cao hơn lạm phát dự kiến, thì thất nghiệp giảm xuống dưới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế hưng thịnh. Chúng ta giả định rằng đảng Dân chủ luôn luôn theo đuổi chính sách tốc độ tăng cung tiền tệ cao và lạm phát ở mức cao(ký hiệu là ); còn đảng Cộng hoà luôn theo đuổi chính sách tốc độ tiền tệ thấp và lạm phát ở mức thấp(ký hiệu là ).
a) Loại hình kinh doanh chính trị phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát dự kiến đưa ra vào đầu mỗi nhiệm kỳ. Nếu dự kiến do con người đưa ra hoàn toàn hợp lý và các hợp đồng và kế hoạch kinh doanh được điêù chỉnh ngay lập tức khi đảng mới lên cầm quyền thì sẽ không có loại hình chu kỳ kinh doanh chính trị với thất nghiệp. Ví dụ, nếu đảng Dân chủ gặp may khi tung đồng xu và lên cầm quyền, thì ngay lập tức dân chúng sẽ đưa ra một mức lạm phát dự kiến cao. Vì , nên chính sách tiền tệ của đảng Dân chủ sẽ không tác động lên nền kinh tế thực tế. Vởy chúng ta sẽ quan sát loại hình chu kỳ kinh doanh chính trị với