Những kết luận.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 107 - 108)

1. Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất phong phú về kiểu dạng và thờng có sự đan cài các kiểu dạng khác nhau, tạo nên một vẻ sống động, tự nhiên cho ngôn ngữ nhân vật, phản ánh sự đa dạng và phức tạp của hiện thực giao tiếp trong xã hội. Qua các dạng thoại, ta nhận ra những diễn biến vận động trong bản thân của mỗi con ngời. Từ đó ta khẳng định: Với Nguyễn Huy Thiệp, “con ngời” chỉ có thể đợc định nghĩa một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất trong cái tôi khác của mình.

2. Với kết cấu lặp động từ trao đáp, các động từ chỉ hành động nói của nhân vật ngắn gọn, súc tích kết hợp với những yếu tố tình thái đa dạng cho thấy cấu trúc ngôn ngữ hội thoại của Nguyễn Huy Thiệp gần với khẩu ngữ, gần với ngôn ngữ đời sống – ngôn ngữ sinh hoạt thờng nhật.

3. Sự đa dạng, phong phú về mặt ngữ nghĩa lời thoại nhân vật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo cho nhân vật của ông đầy trở trăn, khát vọng, lo âu. Đó là một cách phản ánh đúng “sự chân thực lạnh buốt” ở con ngời và cuộc sống ngày hôm nay và cũng là khát vọng diễn tả của nhà văn.

4. Tính đa dạng, đa chiều của cuộc sống đợc phản ánh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và các ý nghĩa hàm ngôn làm nên mạch ngầm – dòng chảy trữ tình, triết lý trong lời văn của ông. Đó là sự phức điệu trong giọng điệu tác giả, tính nhân văn và sự thức tỉnh lơng tri qua mỗi nhân vật – những “ẩn dụ đa nghĩa”.

5. Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành phơng thức chủ đạo trong tổ chức tác phẩm và tạo ra tính âm vang cho tác phẩm bởi sự đa giọng, đa điệu của ngôn ngữ nhân vật, bởi cách sử dụng chi tiết với mức độ cao và tông mạnh. Điều đó chứng minh cho việc “hiện đại hóa” ngôn ngữ đối với thể loại truyện ngắn.

6. Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là tiếng nói phản ánh một cách khách quan, chân thực tính cách, hành động, bản chất của con ngời và cuộc đời. Lời thoại nhân vật là một trong những phơng tiện nghệ thuật hữu hiệu để mở ra thế giới “đầy bí ẩn” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

7. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải không tồn tại những hạn chế nhất định. Song cũng từ những hạn chế đó để chúng ta quý trọng ông ở thái độ dũng cảm, tinh thần cần mẫn, nghiêm túc trong sáng tạo. Đừng vội, đừng nên gán ghép cho ông không có tâm khi cầm bút, cái tâm của ông ở chỗ “thức lâu mới biết đêm dài”, cái tâm của ông chảy ngợc vào trong, cái tâm không ở tiếng kêu thơng não ruột mà là ở việc phê phán cái xấu để con ngời nhận ra và từ bỏ nó. Đó là ý nghĩa nhân văn đợc rút ra từ những vấn đề mà ngời ta vẫn thờng nói là “phản nhân văn” trong tác phẩm của ông.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w