Sử dụng hình thức tách xen.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 50 - 51)

I. Đặc điểm cấu trúc.

4.4.Sử dụng hình thức tách xen.

4. Lời thoại sử dụng các yếu tố tình thái đa dạng.

4.4.Sử dụng hình thức tách xen.

Lời thoại dùng một yếu tố xen giữa hai thành tố bị tách ra từ một từ song tiết hoặc một tổ hợp từ nhằm biểu thị nhấn mạnh ý chê bai, trách móc, không hài lòng…Hình thức này xuất hiện 10 lần (3%) trong lời thoại nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp , bằng cách sử dụng trợ từ “với“ mang đậm tính khẩu ngữ.

Để phủ định:

“- Cháu xin bác…- Tôi rên rỉ … Bác cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà.

- Cốc với cò gì -…- Mày chỉ mới ngồi mà nớc đã tràn cả vào thuyền đến cuối bến sông thì tao xuống dới đáy sông với Hà Bá à? (Chảy đi sông ơi, 8).

“Cốc với cò gì ” biểu hiện sự phủ định đay nghiến tới hiện thực của câu trao. “Lão Kiền hỏi Khảm: Có mang búa về không? Khảm cáu: Tí nữa mất“ ” “

mạng với hai con chó becgiê còn búa với lại kìm gì? (Không có vua, 102)” “Còn búa với lại kìm gì? ” là một cách trả lời với thái độ cáu bẳn của nhân vật, ở đây có sự so sánh ngầm: Mạng sống của tôi và cái kìm – Cái nào hơn?

Hoặc cách nói “Mộng với mị vớ vẩn” của Phong trong Giọt máu để bác bỏ giấc

mơ của Thiều Hoa với thái độ chê bai.

Để nhiếc móc cho hả giận, hả tức: “Con với cái ! Từ Tết giờ phá hại năm sáu

chục nghìn ! Nợ ơi là nợ !…… (Huyền thoại phố phờng, 76) hay: Học với chả

hành, ngời ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi (Không có vua, 87).

Để châm chọc, mỉa mai: “Cái tên hiệu nó ghê lắm nhé. Vùng ma thiêng nớc độc thì tên là Tơng Lai, Bình Minh, Tân Lập, Đoàn Kết, Tự Cờng ! Kêu cứ nh chuông ! Mấy thằng bán quán khách vào thì chém cổ lại đặt tên là Bình Dân với

Thanh Lịch ! Còn mấy thằng bán thuốc bắc nạo thai con gái lại đặt tên là Hồi Xuân với Cứu Thế ! Văn học nớc mình rôm rả thật! (Những ngời thợ xẻ, 285).

Hình thức tách xen này vẫn đợc dùng thờng xuyên trong hoạt động lời nói thờng ngày khi cần biểu thị sự chê bai không hài lòng một vấn đề gì đấy.

4.5. Nhận xét.

nghĩa nội dung khác nhau. Yếu tố tình thái là một mặt quan trọng không thể thiếu đợc của vận động hội thoại. Với Nguyễn Huy Thiệp, yếu tố này xuất hiện với tần số cao và phát huy tơng đối rõ các nét nghĩa của nó đã làm cho lời thoại nhân vật hiếm khi xuất hiện các phơng tiện phụ trợ phi ngôn ngữ trong sự miêu tả của tác giả. Đây cũng là một nét riêng của nhà văn này trong việc xây dựng cấu trúc lời thoại.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 50 - 51)