Tinh thần nhân văn qua lời thoại nhân vật.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 90 - 95)

II. sử dụng ý nghĩa hàm ngôn trong hội thoại của nhân vật.

3. Tinh thần nhân văn qua lời thoại nhân vật.

M.Gocki đã khẳng định rằng: “Văn học là nhân học” và “Văn học là một nghệ thuật nhân văn hơn cả, ngời ta có thể nói những nhà văn đều là những nhà nhân văn do nghề nghiệp của mình những ngời sản xuất ra chủ nghĩa nhân văn” (Dẫn theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,14, 61). Con ngời – bao

giờ cũng là đối tợng trung tâm của mọi ngành khoa học. Với nghệ thuật, con ngời là đối tợng cao nhất. Mỗi nhà văn khi cầm bút bao giờ cũng bao hàm cách nhìn nhận, đánh giá con ngời về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội, đồng loại.

Thế giới đợc sáng tạo ra trong văn học nghệ thuật và bằng văn học nghệ thuật từ xa đến nay là một thế giới mà trong đó con ngời luôn luôn đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch xuất hiện dới mọi hình thức, để khẳng định mình, khẳng định quyền năng và sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện khát vọng làm ngời mãnh liệt và cao đẹp của mình. Lòng yêu thơng, u ái đối với con ngời và thân phận của

cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Tính nhân văn của văn học nghệ thuật đợc thể hiện một cách tinh tế, độc đáo, cụ thể trong thái độ và cảm xúc thẩm mỹ của tác giả đối với con ngời và cuộc sống.

Cách sử dụng đối thoại là phơng thức kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp đã làm cho các truyện ngắn của ông mang tính kịch, tính khách quan, chân thực, lạnh lùng, các nhân vật là những chủ thể đối thoại, nhà văn không phải là ngời trình bày mà nhân vật sẽ nói lên tất cả. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp luôn tách ra khỏi nhân vật để nhân vật tự đối thoại với nhân vật khác. Đó cũng là ý đồ nghệ thuật của tác giả. Nhân vật đối thoại cũng là cách để cho ngời đọc cùng đối thoại với nhân vật. Điểm sáng của Nguyễn Huy Thiệp là những “cú huyệt” tác động đến đối tợng tiếp nhận. Trên trang văn rậm rạp chi tiết, lổn nhổn tình huống thì triết lý nhân sinh, cuộc đời đã bao hàm cái mà nhà văn muốn chuyên chở đó là tinh thần nhân văn của tác giả. Nguyễn Huy Thiệp cũng nh những ngời sáng tạo văn học nghệ thuật – luôn lấy con ngời làm đối tợng miêu tả trung tâm của mình. Với Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật đó dù bình thờng hay dị hình dị dạng, dù là thiện hay ác, là chính diện hay phản diện thì đều là những con ngời đợc đúc rút ra từ đời sống. Vì vậy, nhân vật đó là những đứa con đợc Nguyễn Huy Thiệp nhào nặn, nâng đỡ bằng cả tấm lòng của mình. Lời thoại nhân vật là một cách thức biểu hiện tinh thần nhân văn của Nguyễn Huy Thiệp mà trớc hết là sự cảm thông đối với từng số

phận, từng con ngời.

Nguyễn Huy Thiệp nhìn đối tợng ở điểm xuất phát và điểm tận cùng của nó. Vì vậy nhà văn đã dày công nghiên cứu cái hoàn cảnh đã biến phần nào (“con”hay “ngời”) trong một cá thể mạnh lên. Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn mạnh dạn phản ánh chân thực những trạng thái khác nhau của cái “tâm lý thực”, cái xuất phát từ “đáy sâu bản thể” cái “chỉ ta biết với ta” vào tác phẩm. Đó là những bản năng: bản năng sinh tồn và bản năng tính dục. Nếu nhà văn nào cao tay , miêu tả nó vừa thực tế vừa tế nhị thì văn chơng nh một món ăn có thêm gia vị. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp lấy những bản năng này làm điểm tựa để xem xét hoàn cảnh nào đã làm cho con ngời thay đổi. Đó cũng chính là sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với nhân vật, với hoàn cảnh tạo nên số phận nhân vật.

Trong Không có vua, cảnh ông bố chồng bắc ghế nhìn trộm con dâu tắm bị con trai bắt quả tang, không chỉ gây nên tiếng cời vui mà còn cho ta hiểu và cảm thông với cái “tính ngời”, mà trong cuộc sống, ngời ta thờng dấu sâu trong lễ nghĩa, lễ giáo. Sự giải quyết mâu thuẫn của hai cha con đầy thông minh và bất ngờ, có thể là tiêu biểu cho văn phong Nguyễn Huy Thiệp. …Lão Kiền…bắc nghế đẩu, trèo lên

lim dim ngủ, thấy Tốn giật áo…dắt Đoài xuống bếp, chỉ lão Kiền đang đứng kiễng chân ở trên ghế đẩu. Đoài cau mặt tát Tốn…Lão Kiền vội tụt xuống ghế, nép ở cánh cửa, lát sau chạy ra hỏi: Sao đánh nó? .Đoài bảo: Nó vô giáo dục“ ” “

thì đánh . Lão Kiền chửi: Thế mày có giáo dục à? . Đoài nghiến răng nói khẽ:” “ ”

Tôi cũng vô giáo dục nh

ng không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng…. Lão Kiền im… Đoài lên nhà, rót rợu uống…Lão Kiền bảo: …Mày có học mà tệ. Bây giờ tao nói chuyện đàn ông với mày . Đoài bảo: Tôi không tha thứ đâu . Lão Kiền bảo:” “ ”

…Tao chẳng cần, đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con buồi……. Đoài ngồi im thở dài: …Kể cũng phải……Đoài bảo: …Thế sao không lấy vợ lẽ?…. Lão Kiền chửi:

Mẹ cha mày, tao chỉ nghĩ đến thân tao, thì lũ chúng mày đ

ợc thế này à? . Đoài

tần ngần: …Con xin lỗi bố……(100, 101).

Hoàn cảnh góa vợ đã làm cho ông Kiền có hành động trái với đạo lý, nhng trong con mắt của tác giả, nguyên nhân vô cùng tế nhị này cần sự cảm thông. Khi đọc những lời đối thoại này, ngời đọc phần nào đợc xoa dịu bởi những sự bê tha, nhếch nhác trong gia đình “không có vua”. Tác giả đặt tiêu đề là “Không có vua” nhng thực chất của nó là “không có tình yêu”, mà cuộc sống của một con ngời thì luôn cần đến tình yêu, niềm tin…

Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp luôn hớng đến một nền văn học chân chính (văn chơng vơng đạo). Có điều Nguyễn Huy Thiệp đi theo một lối viết, lối cảm thụ khác… Ngòi bút của ông có lúc tàn nhẫn, xót xa, có lúc trao phúng, mỉa mai, châm biếm. Tàn nhẫn có nghĩa là “không đợc thơng con ngời”, đấy là mệnh lệnh của lơng tâm và tác giả đã đi đến cùng, phơi bày đến cùng sự đốn mạt, hèn kém, nhếch nhác của con ngời. Nhng cuối cùng vẫn “không thể không th- ơng con ngời”. Ngay ở những nhân vật đốn mạt nhất, Nguyễn Huy Thiệp cũng không tuyệt vọng ở họ. Lão Bổng trong Tớng về hu vẫn đợc cô Thủy dành cho những lời cảm thông: Lão ấy tốt nh“ ng nghèo .” Hoàn cảnh nghèo túng ấy đã cớp đi những phần thiện trong con ngời lão Bổng, cuộc sống đói nghèo cứ bám riết cuộc đời lão nên lão không còn đợc cái nhìn trong sạch. Con ngời vô liêm sỉ này hóa ra cũng còn có lúc biết nhục: “Thế là chị thơng em nhất. Cả làng gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là ngời . ” Đây là một đoạn văn cảm động của truyện ngắn này. Những con ngời bị sỉ nhục này có kẻ trở nên trắng trợn, lì lợm, hung hãn nh Hạnh (Huyền thoại

phố phờng) và có những con ngời dẫu sao cũng còn biết nhục (nh lão Bổng) đã nói

lên phần nhân ái “không thể không thơng con ngời” ở Nguyễn Huy Thiệp.

“Trớc khi nhìn lên bầu trời, hãy cúi xuống nhìn mặt đất” -Đó là một âm hởng vang vọng của một thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta – Mặt đất

này đầy rẫy những dối trá, lừa bịp, đầy rẫy cám dỗ… Vì vậy con ngời luôn luôn phải đối mặt với những thách thức này – những thách thức mà lúc nào cũng nh chuẩn bị để làm thoái hoá bản chất của con ngời, của phần ngời trong mỗi một con ngời. Nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp méo mó, dị hình về cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Cái ác – những con “quỷ sống với ngời” – với muôn bộ mặt cứ lẩn quất quanh họ. Và biết bao điều tốt đẹp trên thế gian này đã tan biến đi trong sự thờ ơ của đám đông ấy. Nhng đấy có phải là lỗi của họ không? Xin tha rằng: “Không!”:

…Đừng trách họ thế… Họ đói mà ngu muội lắm…… …Con ngời ta tăm tối lắm… Con ngời vô tâm nhiều nh bụi trên đờng (Chị Thắm Chảy đi sông ơi).” – Chị Thắm không biết nói bóng bẩy sâu xa nh trong Kinh thánh nhng chị nói với tâm hồn thục trinh hiền hậu. Cái lỗi lấy không phải ở anh, ở tôi hay ở bất cứ ai… Nó đau đớn, nó chua xót, đắng cay và gớm ghiếc vì chính nó là cuộc sống! Bản năng sinh tồn luôn luôn tồn tại trong một con ngời, ngời ta đã phải làm mọi cách và bằng mọi giá để cứu lấy cuộc sống của mình… Vì vậy Nguyễn Huy Thiệp không thích đa vào tác phẩm của mình “vẻ sạch sẽ gớm ghiếc của ngời đời” vì nó “trái lẽ tự nhiên”, Nguyễn Huy Thiệp muốn bắt ngời đọc phải đối diện với những gì “vừa tàn nhẫn, vừa phi lý” bởi vì nh ông nói “Lẽ đời là thế” (Trơng Chi). Nguyễn Huy Thiệp muốn gạt bỏ tất cả những lớp sơn hào nhoáng và không hào nhoáng mà ngời ta không ngừng tô vẽ lên sự thật. Cuộc sống không cần bất cứ sự tô vẽ nào, nó đẹp vì chính nó là cuộc sống, vậy thôi! Đó là một thứ ngôn ngữ không màu mè, không đạo đức giả, thứ “ngôn ngữ thức tỉnh con ngời”: “Mình ơi, thằng Tâm là giọt máu cuối cùng của họ Phạm đấy. Chỉ mong giọt máu này đỏ chứ không phải thứ máu đen nh ông cha nó (Giọt máu, 214). ” Lời của nhân vật có ý nghĩa cảnh tỉnh sâu xa tới con ngời…

Một số nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất thân từ tầng lớp thấp kém lại a nói lý lẽ thiệt hơn nh Bổng (Tớng về hu), Hiên (Những bài học nông

thôn), Bờng (Những ngời thợ xẻ),… Những nhân vật này đợc Nguyễn Huy Thiệp lý

giải: “Con ngời sự cao cả hình nh chính ở giới hạn của nó (Tôi- Những ngời thợ xẻ, 282). Sự cao cả của mỗi con ngời nh thế nào sẽ do chính giới hạn của nó

quy định. Giới hạn ở đây là quan niệm về cuộc sống, là tri thức, là sự tác động của nhân tố bên ngoài.

Nguyễn Huy Thiệp có một giọng văn rất lạnh lùng nhng ẩn dấu phía sau nó lại là một lòng nhân ái sâu xa, trìu mến đối với con ngời, vì vậy mà đằng sau bức màn đen tối, chúng ta thấy Nguyễn Huy Thiệp cặm cụi chăm chút cho những mầm thiện nhỏ bé, những đốm lửa kỳ diệu của thiên lơng, những thứ ông tin rằng sẽ có đủ sức mạnh cần thiết để đơng đầu với bóng tối đang ngự trị trên thế giới, cải tạo

lại và làm trong sạch cuộc sống của con ngời. Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Huy Thiệp luôn để cho các nhân vật của ông tin vào những điều kỳ diệu của cuộc sống, tình yêu sẽ hóa giải bao phiền muộn của con ngời “Khổ lắm. Nhục lắm. Vừa đau đớn vừa chua xót. Nhng thơng lắm (Không có vua, 112).” Với sự nhạy bén của mình về sự đổi thay của thực tại, về cách sống mà con ngời luôn tìm cách đem lại mối lợi về mình, Nguyễn Huy Thiệp đã đa ra một số nhân vật “buông xuôi” với bản thân mình, với cuộc sống của mình nhằm chống lại sự thật đó nh Thuần (Tớng

về hu), Quỳ (Thơng nhớ đồng quê)…hoặc ẩn đằng sau một số nhân vật đợc huyền

thoại hóa nh Chơng (Con gái thủy thần), “tôi” (Chảy đi sông ơi), Trơng Chi (Tr-

ơng Chi)… Những nhân vật huyền thoại này có chiều sâu nh vô tận, tự do nh không

cùng. Huyền thoại nào cũng chứa đầy không tởng, mà không tởng đem đến một thông điệp – nó hàm chứa ớc vọng thay đổi để từ chối thực tại do lý trí, do một quyền lực nào đó áp đặt…

Nguyễn Huy Thiệp có một hệ thống nhân vật khá phong phú, trong đó phải kể đến tầng lớp trí thức ở nông thôn và một số nhân vật là nhà s (S Thiều Thơng nhớ đồng quê; S Tịnh Chăn trâu cắt cỏ).– Những nhân vật này là những đại diện tiêu biểu cho quan niệm triết học của nhà văn. Trong “đêm trắng vô minh” ấy cần có một sự đổi thay. Vậy phải đổi thay nh thế nào thì cần phải tìm về “bản lai diện mục của mình” trong lời của s Thiều: “Phật dạy con ngời tu một cách thực tế, tìm lại bản lai diện mục của mình. Phật quá thực tế nên không phải ai cũng hiểu” (Thơng nhớ đồng quê, 432). Cái cách tu thực tế ấy chính là tự tu lấy mình, là tự

tìm về “bản lai diện mục của mình” . ở tri thức: “Đọc sách để có tri thức. Có tri thức để sống đời mình có nghĩa” (439). Và “bản lai diện mục đó còn ở một cuộc

sống thanh thản, không cầu lợi, cầu danh qua lời của giáo Quỳ: Ông giáo hỏi“

Quyên: Cô học đại học bên Mỹ thì thì có lợi cho ai? Quyên bảo: Lợi cho“ ” “

cháu, cho gia đình, cho đất nớc . Ông giáo Quỳ cời: Đừng nghĩ đến lợi, nghĩ

đến lợi nhọc mình (439).

Có khi đó là một cuộc sống mà trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp hơn một lần đợc nhắc đến – “nền chính trị vơng đạo”: “Chỉ có một nền chính trị vơng đạo, dân chủ, tín nghĩa, và văn hóa đạo đức cao mới làm cho đất nớc phồn vinh” (Những bài học nông thôn, 311). Đọc đến đây ta thấy đợc cái nhíu mày đầy suy t

của Nguyễn Huy Thiệp về mục tiêu đi tới của xã hội ta hôm nay.

ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy xuất hiện hiện tợng con ngời bất ổn, luôn luôn di động, đi tìm tự do, đi tìm cái đẹp, đi tìm bản thân nó - đó là loại nhân vật đa chiều, nhiều tầm vóc, không đơn điệu, không nhất phiến. Vì vậy mà đọc các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống nh một cuộc vật lộn

với chính bản thân mình. Rất khó tìm thấy nơi để tâm hồn có thể nghỉ ngơi qua những trang viết của ông.

Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là chiếc chìa khoá hữu hiệu để chúng ta có thể nắm bắt t tởng của tác giả trong tác phẩm. Tinh thần nhân văn đợc lồng ghép khá “kỹ thuật” trong ngôn ngữ nhân vật khiến cho hình t- ợng tác giả đợc “cất dấu” rất kỹ. Đây là một việc làm khách quan, nghiêm túc của Nguyễn Huy Thiệp bởi nhân vật trong tác phẩm văn học là một khái niệm trung tâm để xem xét khuynh hớng sáng tác của một nhà văn.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w