Hàm ngôn trong lời thoại nhân vật

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 82 - 86)

II. sử dụng ý nghĩa hàm ngôn trong hội thoại của nhân vật.

1.Hàm ngôn trong lời thoại nhân vật

Một phát ngôn ngoài ý nghĩa đợc nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp…) còn có rất nhiều ý nghĩa khác nữa mà chúng ta phải dùng đến thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, vào các qui tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại, v.v… mới nắm bắt đợc. ý

nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại đợc gọi là ý nghĩa hiển ngôn – ý nghĩ trên bề mặt của câu chữ. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt đợc gọi là hàm ngôn. Hàm ngôn đợc hiểu “là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó, từ ý nghĩa tờng minh (ý nghĩa theo câu chữ) cùng với tiền giả định của nó (6, 362).” Từ định nghĩa trên, ta thấy tiền giả định có liên quan trực tiếp đến việc giải mã ý nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật, nhng do giới hạn dung lợng của đề tài, chúng tôi không đi sâu vào phần này mà chỉ giải mã một số ý nghĩa hàm ngôn chính qua lời thoại nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Biểu hiện của ý nghĩa hàm ngôn trong hội thoại của nhân vật:

1.1. Qua lời thoại bộc lộ tâm sự của nhân vật, chúng ta có thể hình dung đến một thế giới nội tâm cô đơn hụt hẫng.

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn viết chân thật về cuộc đời thực tại với toàn bộ những mâu thuẫn phức tạp của nó. Trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy tác giả cố ý giới hạn ngôn ngữ ở mức mô tả sự vật, sự kiện đơn thuần, cả khi sự vật, sự kiện ấy tác động trực tiếp đến lý trí của con ngời. Vì thế mà tác giả đã tạo ra một thế giới ngổn ngang sự vật, sự kiện, một thế giới tan rã thành muôn mảnh, một thế giới chỉ có những hiện tại vụn vặt lơ lửng bên nhau. Đặc biệt, tác giả luôn “công bằng” trong lối kể, lối tả của mình. Tả sự vật, sự kiện nh tả ng- ời, ngôn ngữ nhân vật là sự kê khai sự vật, sự kiện vì vậy mà trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp các nhân vật nh “không ai sống với ai”, mỗi ngời tồn tại bên cạnh ngời khác, nh cây dại mọc hoang bên đờng, tình cờ, vô t, thản nhiên nh nó sẽ phải thế. Vì vậy mà cảm giác cô đơn luôn thờng trực trong mỗi nhân vật.

Tớng về hu là đỉnh điểm của sự cô đơn. Hệ thống nhân vật trong truyện là những

chung một tiếng nói, một hoài niệm, một ớc mơ. Vị tớng – nhân vật chính trong truyện – tởng nh là một yếu tố có thể ghép lại đợc những mẩu mảnh thành khối, thành hình. Nhng rồi chính ông cũng cảm thấy bất lực vì nó là sự tan rã mà không có lối thoát. Cái cảm giác cô đơn, lạc loài của ông (Sao tôi cứ nh lạc loài, 48) không chỉ là sự cảm nhận thực tại mà đó chính là một thông điệp: xã hội của thực tại không có chỗ cho ông, không có chỗ cho lối sống, nếp nghĩ của một vị tớng quên mình vì sự nghiệp, quen sống với cách sống giản dị đến giản đơn, tiếng nói của ông là tiếng nói của một con ngời lạ lẫm giữa cuộc sống ồn ã mà vô cảm đến lạnh lùng của thời “tự cứu lấy mình”, của thời ngời ta đua nhau làm sang, làm giàu bất kể, bất chấp. Và cũng trong cuộc sống đó cũng không có chỗ để dành cho ông cái chết. Ông đã chết khi trở lại đơn vị, đúng nh lời của ông Bổng dự đoán: “Đòm phát là sớng .” Trong ngôi nhà đó, ông là ngời duy nhất biết “cả tin chính là sức mạnh để sống” cũng là ngời đi tìm cái chết trong niềm tin đã lỗi thời. Nếu làm một

phép so sánh, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa của sự cô đơn trong con ngời tớng Thuấn có thể sánh ngang với cái cô đơn, cự tuyệt trong bi kịch của nhân vật Chí Phèo (Nam Cao). Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhng không thể không so sánh vì tiếng kêu

Ai cho tao l

ơng thiện , Tao muốn làm ng” “ ời lơng thiện ” của Chí Phèo cũng không lối thoát, những tiếng chửi từ xa đến gần, từ cao đến thấp chính là sự khám phá của Chí về nỗi cô đơn của cuộc đời, của cái thân Chí. Những tiếng chửi và những tiếng kêu gào đòi lơng thiện là “hằng số” tạo nên bi kịch và sự cô đơn của Chí. Tất nhiên, vị tớng và tên rạch mặt ăn vạ ở hai giai tầng khác nhau nhng lại là hai nhân vật điển hình của hai hoàn cảnh xã hội mà chúng song hành tồn tại và tiếp nối nhau. Cái chết của Chí Phèo là cái chết không đợc làm ngời, còn cái chết của t- ớng Thuấn là cái chết của một ngời lạc lõng giữa cuộc đời thực tại.

Một số nhân vật trong truyện ngắn này cũng là những khủng hoảng của sự cô đơn. Lão Bổng – một con ngời không biết sợ là gì, kể cả thần linh, ma quỷ. Một con ngời có thể làm đảo lộn cả những điều thiêng liêng nhất (…Ai lại đi đóng quan

tài bằng gỗ dổi bao giờ. Bao giờ bốc mộ cho chú bộ ván) cũng nhìn nhận ra sự cô

đơn của chính mình: “Thế là chị thơng em nhất. Cả làng gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là ngời” (41). Không có độc thoại nào cô đơn hơn đối thoại này. Tác giả đã khéo sắp đặt sự

đối chọi của hai chữ: Đồ – Ngời = Con vật – Con ngời. Chỉ cần đợc làm ngời, không tên họ, không mặt mũi cũng mãn nguyện! Cả ông Cơ và cô Lài vì thất cơ lỡ vận, chịu làm kẻ tôi đòi, cam chịu nhục nhã mà lại rất trung thành, tự coi là đợc h- ởng một đặc ân. Bởi lẽ đối với họ, sự giải thoát không căn bản là ở chỗ này lại là mở đầu cho một sự bế tắc, cùng quẫn ở nơi khác mà thôi.

1.2. Qua lời thoại nhân vật chúng ta có thể hình dung về một nỗi đau vì sự hủy diệt cái đẹp.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, các tuyến nhân vật hiện ra với tính đa dạng, phong phú và phức tạp của nó. Tính cách của từng nhân vật là biểu hiện sinh động cho từng kiểu ngời trong xã hội. Nó vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh, vừa có sắc thái độc lập vốn có tự thân nhân vật. Có những phát ngôn của nhân vật rất bâng quơ nhng lại làm nổi bật lên vấn đề bức bách của cộng đồng. ở Thơng nhớ đồng quê, cô Quyên học ở Mỹ về, sau những

ngày về thăm quê, trớc khi rời đồng quê, cô nói rằng: “Tôi ở đây có ba ngày sao mà dài quá (447)” . Dài vì ba ngày ấy có biết bao biến cố đã xẩy ra không sao lờng trớc đợc. Mấy ngày liền, không rời Nhâm một bớc, ấy thế mà tên ngời bạn đờng cũng không nhớ, trớc phút chia tay, cô thản nhiên nói: “Anh gì ơi ! Tôi đi nhé ! Cảm ơn anh đã đi tiễn tôi (447).” Thế mà tiêu đề lại là “Thơng nhớ đồng quê”. Cô Quyên là một sản phẩm của hoàn cảnh xã hội lai căng, cô sống thờ ơ với tất cả quanh mình. Trong cuộc đời, nhớ quên là bình thờng. Nhng “cái quên” của cô Quyên lại là “điềm báo gở” cho mối quan hệ xã hội, nó cũng đang từng ngày lỏng lẻo, rụng rơi…Có thể nói từ hai câu nói của Quyên cho ta thấy đợc ý nghĩa của truyện ngắn này, tác giả đã dùng biểu tợng để nói đến xã hội đơng đại đang diễn ra trớc mắt. Chuyện nhà quê ô nhiễm với bởi đời sống mới, ngời tỉnh thành. Nguyễn Huy Thiệp đã dị thờng hóa cái xã hội đơng đại đó.

ở Không có vua, các lời thoại nhân vật ngắn ngủi, chi chít, dồn dập nhô lên bên cạnh nhau, không có nhịp cầu nối lại, cả về ý lẫn về từ… trong đó con ngời không có hoài bão, xã hội không có tơng lai. Một gia đình mất hết tôn ti vì tiền (tiền là

vua), một ngời con dâu là Sinh lại là tụ điểm của cả cha và con (bố chồng nhìn

con dâu tắm, em chồng chim chị dâu, ghen cả với bố chồng, anh em cắt tóc cho nhau cũng thanh toán sòng phẳng, mai mối cho nhau cũng làm biên nhận trả công). Gia đình là một tế bào của xã hội, một xã hội thu nhỏ. ở Không có vua là một xã hội băng hoại đến tởm lợm, đến không còn tính ngời. Không có vua là một truyện ngắn khái quát cao mặt trái của xã hội.

1.3. Qua lời thoại nhân vật, chúng ta nhận đợc bức thông điệp về tình ngời, tình yêu thơng trắc ẩn của tác giả gửi đến cho độc giả.

Trở lại vấn đề nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hầu hết các nhân vật là những con ngời xung quanh chúng ta, cho dù đó là những nhân vật làm cơ quan nhà nớc hay là những nhân vật làm nghề tự do. Nhng đáng phải nói là những nhân vật trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp là những kẻ mạt hạng lại sống nhởn nhơ còn những nhân vật mà ông thờng gửi gắm những quan niệm triết học về

con ngời, về cuộc đời lại đều “chết yểu” (chị lái đò ở bến tầm xuân, ông tớng về h- u, thầy giáo Triệu, em bé với tâm hồn mẹ…). Điều đó phải chăng Nguyễn Huy Thiệp muốn nói: Tất cả những gì là chân – giả, thiện - ác, đẹp – xấu đều bị dòng đời cuốn trôi đi, lạnh lùng, bình thản đến vô cảm. Và không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Huy Thiệp thờng trở đi trở lại với hình ảnh con sông nh một biểu tợng tuyệt đẹp của con ngời và con ngời cũng chỉ đẹp khi đợc trở về với dòng sông, chỉ đợc thanh thản trên dòng sông. Chị Thắm cứu đợc không biết bao nhiêu ngời trên một khúc sông, vậy mà đến khi chị bị nạn thì không ai cứu. Chính sự đối lập đến nghịch lý này đã minh chứng cho câu nói của chị: “Con ngời vô tâm nhiều nh bụi trên đờng”. Những điều thiện chỉ còn là những gì nhỏ bé vô cùng mà muốn có nó

con ngời ta phải đãi hết bao nhiêu là hạt sạn. Đây là một quan niệm, một cách nhìn quán xuyến rất nhiều sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, vì vậy mà trong truyện ngắn của ông có nhiều câu thoại của nhân vật là những tuyên ngôn và tuyên ngôn đó nói rằng: không ai khác chính con ngời (nhân dân) phải hợp quần lại với nhau để thay đổi cuộc sống thực tại, đẩy lùi những hạt sạn và kiếm tìm điều thiện, điều tốt đẹp.

Nằm trong hệ thống những nhân vật này cần phải nhắc đến thầy giáo Triệu trong Những bài học nông thôn, một nhà hiền triết ở thôn quê, mà trong ý thức của nhà văn là một ngời “Biết” con ngời và cuộc đời đang đi về đâu, sau khi anh nói ra những điều biết của mình (về thợng tầng kiến trúc, về sự ngu dốt của bọn có học) anh đã bị một con trâu điên húc chết nh một thông điệp dội vào cõi lòng sâu thẳm chúng ta, những gì là tiến bộ đang dần bị tiêu diệt. Tuy thầy giáo Triệu bất lực với suy nghĩ của mình, nhng những phát ngôn của thầy lại thực sự hiếm hoi trên một bề mặt rậm rạp đầy những ngời là ngời.

Các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thờng xuyên tìm kiếm, khám phá chính mình. Chơng đi tìm Con gái thủy thần, thực chất là đi tìm, lý giải, cắt nghĩa chính mình cho dù trên hành trình ấy Chơng toàn gặp những con ngời thực dụng, bỗ bã, sống cho mình và lối hởng thụ cá nhân. Các cuộc đối thoại của Chơng với bóng dáng của Mẹ Cả, của Giana Đoàn Thị Phợng, của cô Phợng (Truyện 1 –2 –3) là cuộc đối thoại của huyền ảo và hiện thực, rồi chính lúc khám phá bản thân mình Chơng cũng không tránh khỏi những cám dỗ của bản năng (sinh tồn và tính dục): “Cô Phợng bảo tôi: Khi ngủ với anh, những ngời phụ nữ khác có kêu lên không? Tôi bảo: Có đôi ng” “ ời . Cô Phợng cời: Những

tiếng kêu ấy chính là ngôn ngữ nguyên thủy, tinh khiết. Nó trong sáng hơn mọi thứ tiếng ru, thơ phú và nhã nhạc. Tôi luôn cảm thấy những tiếng kêu ấy tựa nh tiếng kêu của ngời tiền sử ở trong hang động……(165). Những cám dỗ của cuộc

đời luôn trong t thế có thể làm nhơ bẩn cuộc sống của con ngời trong quá trình khám phá chính mình. Cũng ở truyện ngắn này, Nguyễn Huy Thiệp nhắc đến con ngời tự do, di động mà trong cảm quan của nhân vật (và nhà văn) đó là sự tự do đến không cùng: “Thế là anh sớng cô Phợng bảo tôi, - khi ngời ta sở hữu gợng ép, ngời ta sẽ bị trói buộc. Đấy là thứ gông cùm vô hình, mặt đất hóa thành địa ngục. Tôi đang sống trong địa ngục, đấy là văn hóa, pháp luật, gia đình, trờng học. Còn anh, chính anh đang ở thiên đờng (167).” Con ngời cứ bị bó buộc với mọi thứ gông cùm mà đôi khi muốn thoát ra cũng không phải dễ dàng. Hình ảnh huyền thoại Con gái thủy thần chính là một biểu tợng cho ớc mơ và khát vọng của con ngời.

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hàm ngôn là chủ đề, hoặc làm nổi bật chủ đề, nó không đợc suy ra một cách máy móc mà tự thân thế giới nghệ thuật (không gian, thời gian, nhân vật) sẽ nói lên điều đó. Hàm ngôn trong hội thoại của nhân vật là mảnh đất sống cho tác phẩm, nó hối thúc ngời đọc suy nghĩ theo cách cảm nhận của riêng mình và tự điều khiển lấy chính mình. Điều này đã rất thành công trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 82 - 86)