- Hội cha mẹ học sinh phải thường xuyên quan hệ với nhà trường, giáo dục, quản lý học tập của học sinh ở trường và đặc biệt ở nhà thông qua liên
3.5. Khảo sát tính khoa học và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Bảng 3.5.1. Chúng tôi đã xin ý kiến của 4 hiệu trưởng, 4 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, 10 tổ trưởng chuyên môn, 10 GV có uy tín của 4 trường THPT trên địa bàn TP Thanh Hoá (28 người) về tính khoa học và tính khả thi của nhóm các biện pháp quản lý chính và thu được kết quả sau:
TT Nhóm các biện pháp quản lý chính Các mức độ cần thiết của các giải pháp
Tính khoa học Tính khả thi
1 Xây dựng kỷ cương nề nếp dạy học. 27(96,43%) 24(85,71%)
2 Xây dựng và quản lý đội ngũ. 27(96,43%) 26 (92,86%)
3 Tăng cường quản lý và xây dựng cơ sở vật
chất-thiết bị dạy học. 25(89,29%) 24(85,71%)
4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. 27(96,43%) 25(89,29%) 5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá trong quá
trình dạy học. 26 (92,86%) 27(96,43%)
Qua kết quả trên ta thấy các đối tượng được hỏi đều nhất trí cao với 5 giải pháp chính , tuy nhiên tính khả thi của giải pháp 1 và 3 là chưa cao. Điều này cho thấy sự cần thiết của nhóm các giải pháp chính tuy nhiên việc thực hiện một số giải pháp còn gặp khó khăn vì trong điều kiện tài chính của địa
phương hiện nay việc đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất là chưa thể, Đặc biệt lại có 2 trường mới được chuyển từ bán công sang công lập ( Nguyễn Trãi và Tô Hiến Thành) , cùng một lúc cả 2 trường đều phải chuyển sang địa điểm và phải xây dựng 2 ngôi trường mới phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục. Riêng giải pháp thứ nhất tính khả thi chưa cao còn vì trình độ quản lý của các ban giám hiệu ở các nhà trường là chưa đồng đều, một số hiệu trưởng mới chưa có nhiều kinh nghiệm.
Bảng 3.5.2. Chúng tôi đã xin ý kiến của 4 hiệu trưởng, 4 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, 4 bí thư đoàn trường, 10 giáo viên có uy tín trong các nhà trường trên địa bàn, 4 trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của 4 trường (26 người) về nhóm các biện pháp phối hợp và thu được kết quả sau:
TT Các biện pháp phối hợp Các mức độ cần thiết của các giải pháp
Tính khoa học Tính khả thi
1 Xây dựng chiến lược phát triển GD của nhà trường 25(96.51%) 24(92.30%) 2 Công tác QLHS và xây dựng đội ngũ tự quản. 24(92.30%) 25(96.51%) 3 Công tác XHHGD, huy động cộng đồng, phát huy
các nguồn lực góp phần phát triển sự nghiệp GD 26(100%) 23(88.46%) 4 Tổ chức lao động một cách KH trong nhà trường. 23(88.46%) 22(84.62%) 5 Xây dựng tốt cơ chế phối hợp lãnh đạo, quản lý và
thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường 24(92.30%) 22(84.62%) Qua kết quả trên, ta thấy nhóm các giải pháp phối hợp hoàn toàn mang tính khoa học và được áp dụng sẽ góp phàn năng cao chát lượng dạy học. Tuy nhiên các giải pháp 3,4,5 tính khả thi chưa đạt trên 90% tán thành là do trình độ nhận thức của một bộ phận người được hỏi còn chưa hạn chế ; do các trường đóng tại thành phố nên việc tổ chức lao đông sẽ gặp khó khăn. Tính bảo thủ của một số vị lãnh đạo đã làm ảnh hưởng tới việc thực hiện quy chế dân chủ.
Bảng 3.5.3. Chúng tôi đã xin ý kiến của 4 hiệu trưởng, 4 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, 20 tổ trưởng chuyên , 4 chủ tịch Công đoàn, 4 bí thư đoàn trường và 100 phụ huynh HS của 4 trường THPT (136 người) về tính khả thi và tính cấp thiết của nhóm giải pháp các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL và thu được kết quả sau:
TT
Các biện phápxây dựng đội ngũ CBQL
Các mức độ cần thiết của các giải pháp
Tính khoa học Tính khả thi
1 Xây dựng đội ngũ CBQL chuyên môn có
năng lực 134 (98.53%)
130 (95.59%) 2 Xây dựnh mẫu hình Hiệu trưởng-nhìn từ
phương diện vai trò, năng lực và phẩm chất 129 (94.48%)
131 (96.32%) Kết quả trên, ta thấy các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL được đánh giá cao về tính khoa học vì đây là điều kiện cần thiết để quản lý tốt việc nâng cao chất lượng dạy và học cho các trường. Nếu các nhà trường luôn có một đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng về chuyên môn có năng lực quản lý , có tâm với sự nghiệp giáo dục thì chắc chắn nhà trường sẽ liên tục phát triển theo mục tiêu của giáo dục.