Công tác quản lý học sinh, xây dựng đội ngũ tự quản:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 63)

Muốn học sinh học tập có kết quả tốt, bên cạnh chất lượng giảng dạy của giáo viên, cần nắm bắt được nội dung cơ bản của các môn học để kiểm tra đôn đốc học sinh học tập. Phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên giảng dạy để tổ chức các hình thức học tập sinh động, ngoại khoá cho học sinh. Xây dựng mạng lưới cán sự học tập để tổ chức phong trào của lớp, giúp đỡ những học sinh yếu qua đó mà thúc đẩy chất lượng học tập. Nhà trường quản lý học sinh bằng quy chế ban hành của Bộ giáo dục và đào tạo và được cụ thể hoá vào nhà trường. Phải hiểu học sinh để quản lý, tác động phù hợp với từng học sinh và tập thể học sinh, xây dựng tổ chức lớp học cho phù hợp, tránh tình trạng sỹ số qúa đông, đối tượng không đều... làm ảnh hưởng đến mọi mặt, đặc biệt là quan tâm chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lớp thật vững mạnh làm lực lượng nòng cốt thúc đẩy phong trào rèn

luyện của lớp. Bằng các hình thức tổ chức học tập, toạ đàm trao đổi trong giáo viên, học sinh về các văn bản quy định vào đầu năm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nếp sống văn minh, các hoạt động ngoại khoá nêu gương người tốt việc tốt, khen thưởng, trách phạt đúng mức, kịp thời, phối kết hợp với giáo dục với các bộ phận trong nhà trường để tạo ra phong trào thi đua học tập sôi nổi trong học sinh.

Phải làm tốt công tác tuyển sinh đầu cấp học, một mặt nhà trường sử dụng sẵn đầu vào là các học sinh tốt nghiệp THCS, mặt khác có kế hoạch cử giáo viên xuống các trường THCS để nắm bắt chất lượng, tham gia cùng các trường bồi dưỡng một số chuyên đề cho học sinh các lớp dưới, theo xu hướng tuyển vào các lớp bồi dưỡng sau này của trường. Chính vì vậy trong tuyển sinh phải có kế hoạch không chỉ là số lượng tuyển mà còn phải có quá trình bồi dưỡng học sinh trước khi tuyển.

Ngoài ra để góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT thì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh rất quan trọng, làm tốt công tác này sẽ tạo ra cho học sinh các đức tính chuyên cần, các bản lĩnh cần thiết, thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện trở thành học sinh giỏi trò ngoan điều đó chính là sự thành công của công tác nâng cao chất lượng dạy học.

Để làm tốt công tác đó, biện pháp quản lý thực hiện là phải tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm trong chức năng quản lý giáo dục cùng với quản lý học tập cần quan tâm đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, hai mặt trên có quan hệ tác động lẫn nhau. Việc giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hoá và ngược lại. Phải chú ý xây dựng tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản trong học tập và rèn luyện nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Lưu ý khi xây dựng đội ngũ tự quản phải xuất phát từ đặc điểm nhiệm vụ từng năm học và tính chất phát triển tập thể học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, là nhà quản lý, nhà sư phạm đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt toàn bộ Nghị quyết của Ban giám hiệu đến với lớp, là người gợi ý

với lớp phương hướng giải pháp những yêu cầu giáo dục. Mặt khác phải tôn trọng nhân cách học sinh biết động viên học sinh nỗ lực vượt khó quyết tâm thực hiện nội dung đã đặt ra.

Bằng các biện pháp phối hợp giữa Nhà trường, gia đình, Hội cha mẹ học sinh xây dựng chương trình hoạt động cụ thể như: Cứ 1 tháng Hội cha mẹ học sinh tham gia dự tiết sinh hoạt cuối tuần do giáo viên chủ nhiệm và cán bộ đoàn học sinh điều hành. Thông qua đó Hội cha mẹ học sinh nắm bắt được tình hình rèn luyện, học tập của học sinh, phương hướng chủ trương hoạt động của lớp của đoàn cụ thể, biết được khả năng tự quản, tự điều hành sinh hoạt của cán bộ lớp, cán bộ đoàn học sinh từ đó có những động viên khuyến khích kịp thời tạo cho học sinh sự tự tin trong mọi hoạt động trước tập thể.

Hội cha mẹ học sinh phối hợp các tổ chức xã hội ở đia phương phường, xã tuyên truyền, đôn đốc con em học tập, tạo nên phong trào toàn thôn xóm tham gia quản lý việc học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w