Công tác xã hội hoá giáo dục huy động cộng đồng, phát huy các nguồn lực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 65)

nguồn lực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục.

Xã hội hoá giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với sự nghiệp giáo dục nói chung, đối với các trường THPT TP Thanh hoá nói riêng.

Dựa vào các cơ sở thực tiễn trên, trong nhiều năm qua ở các trường THPT TP Thanh hoá, công tác xã hội hoá giáo dục đã được cấp uỷ, chi bộ Đảng nhà trường quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường tổ chức thực hiện một cách hết sức nghiêm túc, năng động, sáng tạo mang lại hiệu quả hết sức lớn góp phần đưa các nhà trường THPT TP Thanh hoá tiến một bước lớn về tất cả các hoạt động giáo dục. Việc tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động xã hội hóa giáo dục nhà trường đã thể hiện trên các hoạt động như hoạt động tuyên truyền vận động. Công tác tuyên truyền vận động được thực hiện một cách khoa học có kế hoạch cụ thể, được duy trì một cách thường xuyên liên tục, tránh ồn ào hình thức tốn kém không cần thiết, không mang tính phô trương hoặc ỉ lại. Trong nhà trường việc tuyên truyền, vận động, phổ biến công tác này được lồng ghép vào nội dung của mỗi lần họp hội đồng giáo dục, họp tổ chuyên

môn, sinh hoạt Công đoàn, Đoàn Thanh niên, sinh hoạt chủ điểm của học sinh, của Hội phụ huynh học sinh, trong các kỳ thi, trong các dịp sơ kết, tổng kết, trong các cuộc hội thảo về đề tài xã hội hoá giáo dục do nhà trường tổ chức trong các hoạt động ngoại khoá ngoài nhà trường... và cũng phải kể đến các cuộc làm việc hết sức tế nhị, khéo léo của các đồng chí lãnh đạo nhà trường và của đội ngũ các đồng chí giúp việc, các thầy cô giáo, các vị thường trực BĐD cha mẹ học sinh từ đó làm cho việc thu học phí, việc học thêm, việc mời thầy cô giáo giỏi giảng dạy, việc quan tâm đến các hoạt động tập thể, đời sống của thầy và trò, đến chế độ thưởng phạt đều có sự tham gia của BĐD cha mẹ học sinh, dẫn đến các chủ trương của nhà trường dễ được dân tiếp thu, ủng hộ, tạo ra sự yên tâm cho bộ máy chỉ đạo, cho giáo viên chủ nhiệm và cho các cán sự lớp, thể hiện sự quan tâm sâu sát, cụ thể của phụ huynh học sinh với nhà trường nói chung và các học sinh lớp bồi dưỡng ôn thi nói riêng. Trong điều kiện khó khăn hiện nay của trường song các lớp này đều được trang bị ánh sáng, bàn ghế tốt, máy chiếu … đủ điều kiện học tập, khiến cho các em có tâm lý thoải mái, tiếp thu được thông tin khoa học hiện đại. Các lực lượng xã hội có tác động rất quan trọng không chỉ trong việc giúp đỡ về cơ sở vật chất cho nhà trường, mà còn có vai trò động viên rất lớn cho học sinh trong việc hăng say học tập. Sự quan tâm của các lực lượng xã hội tạo ra niềm tin vào tương lai cho học sinh, làm cho học sinh hiểu rằng, học để cho sự tồn tại và phát triển của chính mình và của tương lai xã hội. Từ lợi ích thiết thực của mình làm cho học sinh phấn đấu đạt những kết quả mà gia đình và học sinh mong muốn.

Để làm tốt việc này nhà trường đã tổ chức hội nghị chuyên đề xã hội hoá giáo dục, đã cử ra Ban điều hành gồm những đồng chí lãnh đạo các cơ quan đơn vị trên địa bàn. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể tổ chức sinh hoạt ban điều hành xin ý kiến đóng góp vào các chủ trương lớn của trường, đã tranh thủ tối đa sự ủng hộ về vật chất tinh thần của các đơn vị trên địa bàn.

+ Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả; Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.

+ Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về đổi mới sự nghiệp giáo dục lôi cuốn cá nhân và tập thể của các cộng đồng xã hội tham gia các chức năng quản lý giáo dục; tổ chức đại hội giáo dục cơ sở.

+ Xây dựng nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng mọi mặt của nhà trường lập quỹ khuyến học động viên khen thưởng, giúp học sinh nghèo.

Thông qua các biện pháp quản lý:

 Phối kết hợp giữa giáo dục nhà trường- gia đình- xã hội  Sử dụng thế mạnh của cuộc vận động dân chủ hoá.

 Tăng cường vai trò của Nhà nước thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương trong việc thể chế hoá, định hướng, điều chỉnh các mối quan hệ.

Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, vì sự giàu mạnh của quê hương, góp phần tích cực vào việc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w