Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 74)

- Hội cha mẹ học sinh phải thường xuyên quan hệ với nhà trường, giáo dục, quản lý học tập của học sinh ở trường và đặc biệt ở nhà thông qua liên

3.3.2.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phần lớn trưởng thành từ đội ngũ giáo viên. Họ thường là những giáo viên có năng lực giảng dạy, sau đó được nằm trong quy hoạch CBQL lãnh đạo và được bổ nhiệm vào những vị trí nhất định; đa số có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục. Họ đã và đang thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong việc quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.

Tuy nhiên, xét ở năng lực quản lý, một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục thể hiện sự bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là công tác sử dụng, bố trí cán bộ chưa hợp lý: việc đề bạt, bố trí CBQL chưa coi trọng phẩm chất và năng lực, còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như: quan hệ, áp lực của cấp trên,…Điều đó thể hiện ở chỗ một số nơi bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không có chuyên môn trong lĩnh vực mình quản lý, vì vậy không có năng lực lãnh đạo, một số CBQL được bổ nhiệm không đủ tiêu chuẩn, sau đó mới cho đi đào tạo hoạc bồi dưỡng năng lực quản lý để hợp lý hoá bằng cấp những năng lực không đáp ứng được yêu cầu; các tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, có nơi nặng về bằng cấp, về lý luận chính trị, hoạc thiên về cơ cấu, chưa thực sự quan tâm đến các tiêu chí đánh giá đúng năng lực làm việc của cán bộ. Hệ quả là không chọn lựa được những người có năng lực quản lý, lãnh đạo vào những vị trí thích hợp.

Chỉ thị 40/CT/TW của ban bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu " Năng lực của đội ngũ CBQL giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục" Vì vậy trong công tác cán bộ của ngành giáo dục cần coi trọng việc lựa chon, bố trí sử dụng cán bộ sao cho hợp lý, có hiệu quả.

Trên cơ sở các quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục; trên cơ sở thực tiễn công tác và kinh nghiệm của các nhà quản lý các trường THPT ở TP Thanh hoá nói riêng, tỉnh Thanh hoá nói chung ; qua thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi xin nêu một số yêu cầu về năng lực và phẩm chất của người Hiệu trưởng cần được bồi dưỡng đào tạo.

* Về năng lực.

Người hiệu trưởng phải có trình độ kiến thức, thực tiễn về khoa học chuyên ngành, đồng thời phải có kiến thức, thực tiễn về khoa học QLGD. Chúng tôi xin đưa ra những yêu cầu cơ bản sau đây.

1. Có trình độ văn hoá chuyên môn tốt, là giáo viên dạy bộ môn từ khá trở lên.

2. Nắm chương trình phương pháp các môn học, có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để vươn lên chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, có khả năng kiểm tra công tác chuyên môn.

3. Biết cách giải quyết vấn đề thuộc về quản trị hành chính;

4. Biết cách lãnh đạo tập thể, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân xây dựng sự nghiệp giáo dục.

5. Biết cách tổ chức lao động của mình, biết tập trung vào những nhiệm vụ chính, có khả năng đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục.

6. Biết lắng nghe, gợn đục, khơi trong, biết chịu đựng gian khó để đạt được công việc vì lợi ích tập thể, lợi ích chính đáng của quần chúng.

* Về phẩm chất.

1. Có niềm tin vào con người, có lòng chính trực, tính nguyên tắc, có uy tín trong nhà trường và trong nhân dân.

2. Tận tụy : Có lương tâm với công việc, say mê công việc của mình. 3. Quán xuyến công việc, có tính chu đáo, lòng quý trọng con người, có thái độ quan tâm đến người khác, có lòng yêu trẻ, am hiểu trẻ.

4. Có sức khoẻ, luôn luôn chăm lo tự bồi dưỡng mình về chuyên môn và nghiệp vụ quản lí.

5. Trung thực với mọi người và với cấp trên.

3.4. Kết luận chương 3

Tất cả các giải pháp nêu ra đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giải pháp này là tiền đề cơ sở cho giải pháp kia thực hiện. Để nâng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo của các trường, đòi hỏi các giải pháp phải được nghiên cứu

trong các mối quan hệ tổng thể trên cơ sở khai thác thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và điều kiện riêng biệt của mỗi trường.

Những giải pháp đưa ra qua nghiên cứu thực tế sẽ là những đóng góp trong việc nghiên cứu nhằm bổ sung cho công tác nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục. Đồng thời sẽ có giá trị về những vấn đề chung và riêng đối với loại hình trường THPT trong cả nước.

Dựa vào đặc điểm, điều kiện địa phương của từng vùng, từng trường mà người quản lý giáo dục có thể tham khảo tìm ra những điều bổ ích trong quá trình công tác.

Trên cơ sở những kiến thức học được vận dụng vào nghiên cưú thực tiễn, chúng tôi mong rằng những giải pháp được đưa ra ở đây có thể đóng góp phần nào vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo của nước nhà.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w