Quản lí các điều kiện phục vụ chât lượng dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 47)

2.3.5.1. Quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học

Hàng năm cơ sở vật chất phục vụ dạy học đều được đầu tư do trên cấp về hoặc nhà trường mua sắm bổ sung các thiết bị cho phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, dụng cụ TDTT, phòng vi tính,… Năm học 2008 - 2009 các trường đã được trang bị 3 phòng học tin với ít nhất 75 máy, 3 phòng thực hành Lý - Hoá - Sinh đầy đủ trang thiết bị dạy học, đáp ứng tối thiểu yêu cầu của việc dạy thực hành các môn trên. Phòng vi tính đã phát huy tác dụng dạy học tin học và nghề tin học phổ thông cho học sinh cho các khối. Ngoài ra các nhà trường đã tổ chức dạy tin cho cán bộ giáo viên để nâng cao trình độ nghiệp vụ tin văn phòng, tin ứng dụng góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần chủ đề năm học 2009-2010 của Bộ.

Thư viện các nhà trường còn nghèo, chủ yếu đủ sách giáo khoa cho giáo viên mượn để giảng dạy, sách tham khảo cho giáo viên đọc thêm. Tài chính công hạn hẹp nên số sách tham khảo cho học sinh mượn dùng còn hạn chế. Việc giáo dục thể chất, sân bãi còn chật hẹp, trang thiết bị dụng cụ cho việc dạy và học môn TDTT, quốc phòng còn thiếu thốn chưa đồng bộ.

2.3.5.2. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực phục vụ việc nâng cao chất lượng dạy học

Cuộc vận động XHHGD đã đi vào chiều sâu, ngành và các cơ sở trường học đã tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương, huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia, thực hiện nhiều nội dung chủ yếu của công tác giáo dục ở địa phương, giúp ngành vượt qua tình trạng làm

công tác giáo dục một cách đơn phương, tạo nguồn lực hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch các năm học đề ra.

Xã hội hoá giáo dục đã thúc đẩy chất lượng giáo dục ngày càng cao. Nguyên nhân chính là từ nguồn kinh phí xã hội hoá, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập. Tăng cường nguồn quỹ thưởng để kích thích tinh thần phấn đấu thi đua của thầy và trò, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Đánh giá tổng quát

* Ưu điểm

Về quá trình quản lý nhà trường trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng: đội ngũ CBGV các trường THPT công lập thành phố Thanh Hóa luôn có ý thức trách nhiệm, thể hiện được vai trò của người GV. Đội ngũ CBQL có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nhà trường. Các tổ chức trong nhà trường đã có sự phối hợp đồng bộ để đạt được mục đích nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

* Nhược điểm:

Với các kết quả đã đạt, vẫn còn những mặt tồn tại là:

- Chất lượng học sinh tuyển vào các trường THPT công lập trong thành phố còn thấp, đặc biệt là trường THTP Tô Hiến Thành bình quân khoảng 3 điểm/ môn. Điều này cho thấy học sinh còn hổng kiến thức ở cấp THCS rất nhiều.

- Kết quả học sinh giỏi tỉnh của các THPT Nguyễn Trãi và THPT Tô Hiến Thành so với các trường THPT trong tỉnh còn thấp.

- Tỉ lệ học sinh đậu vào các trường đại học cao, song chất lượng về điểm thi còn thấp, trong 3 năm 2008 , 2009, 2010 không có học sinh nào đạt thủ khoa các trường đại học - cao đẳng, số học sinh đạt điểm thi từ 27 trở lên không nhiều, trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Tô Hiến Thành tổng điểm bình quân 3 môn thi đại học rất thấp từ 7 - 8 điểm.

- Đội ngũ GV chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD-ĐT của thành phố, đội ngũ GV có trình độ chuyên môn chưa đều. GV có chuyên môn giỏi thực sự còn ít; tính kế thừa về chuyên môn giữa các thế hệ GV chưa cao, giai đoạn từ năm 2008 trở đi có sự hẫng hụt về đội ngũ rất lớn, các trường đều có tỉ lệ chuyển giao thế hệ giáo viên từ 30 - 40%; phần nhiều GV nhất là GV trẻ còn hạn chế đọc, học thêm để nâng cao trình độ, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng , chưa tích cực sử dụng TBDH và làm đồ dùng dạy học; việc kiểm tra đánh giá HS còn thiên về hình thức, chưa đi sát đối tượng dạy, giảng dạy theo cơ chế thị trường ... làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người thầy.

- Việc áp dụng các giải pháp quản lý chưa đồng bộ, cán bộ quản lý cấp tổ chưa được qua đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; đội ngũ CBQL chưa kiên quyết chỉ đạo đổi mới PPDH, quản lý việc kiểm tra đánh giá GV và HS còn đơn điệu thiếu chính xác. HS bước đầu nhận thức được sự cần thiết phải học tập, số HS chăm học có tăng lên song số HS lười học còn nhiều hơn; việc bồi dưỡng HS giỏi còn là vấn đề khó khăn do năng lực tự học của các em còn hạn chế, chưa được dạy phương pháp tự học, vì vậy số HS đạt giải cao ít, học sinh thi vào các trường đại học và cao đẳng đạt điểm cao chiếm tỷ lệ ít so với các trường THPT trong tỉnh có điều kiện tương tự. Việc tự học bài và làm bài ở nhà còn hạn chế, học sinh suốt ngày chỉ lo đi học thêm , lười suy nghỉ và trông chờ vào GV .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w