Quản lí chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 41 - 43)

Trong nhà trường có các tổ chuyên môn với nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm với nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh, văn phòng với nhiệm vụ hành chính quản trị, đời sống phục vụ dạy học. Tất cả các tổ này đều phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình đã được xác định rõ trong kế hoạch năm học. Kế hoạch của các tổ là sự định mức, lượng hóa cụ thể nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được hệ thống biện pháp có hiệu lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó. Trong kế hoạch tổ, ở đây chỉ giới thiệu kế hoạch tổ chuyên môn vì tính chất trọng tâm của nó.

Nội dung của kế hoạch tổ chuyên môn thường gồm những vấn đề sau:

- Đặc điểm tình hình của tổ: Mô tả thống kê số lượng, chất lượng về tình hình học tập của học sinh ở các bộ môn do tổ quản lý; tình hình giảng dạy của giáo viên trong tổ; điều kiện vật chất để giảng dạy các bộ môn. Môi trường xã hội, tình hình công tác quản lý của tổ. ở đây phải nêu bật những đặc điểm của riêng tổ mình, những thuận lợi, khó khăn riêng của tổ.

Việc nắm chắc đặc điểm, tình hình giúp cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ; vận dụng các phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn do tổ phụ trách.

Mục tiêu: Căn cứ vào nhiệm vụ chung của hoạt động dạy và học các bộ môn trong kế hoạch năm học và đặc điểm của tình hình tổ, nêu ra các vấn đề phải giải quyết, mức độ phải đạt được của từng vấn đề đó để nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn.

Nhiệm vụ: Căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động dạy và học các bộ môn trong kế hoạch năm học của nhà trường và các nhiệm vụ được giao của tổ mà cụ thể hóa phân công giảng dạy.

- Quản lý việc dạy các môn theo đúng nội dung chương trình khung của Bộ, chú ý những vấn đề sửa đổi, đặc biệt là là nội dung thí nghiệm thực hành, nội dung giãm tải.

- Quản lý nề nếp soạn bài, chấm, chữa bài, lên lớp, các hoạt động chuyên môn của giáo viên.

- Nắm tình hình hướng dẫn học sinh học tập; bồi dưỡng học sinh giỏi; giúp đỡ học sinh yếu kém.

Chương trình và phương pháp bồi dưỡng giáo viên trong tổ về tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

- Nghiên cứu khoa học: rút đúc kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh, bồi dưỡng giáo viên.

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học các bộ môn. - Cùng công đoàn chăm lo đời sống tinh thần vật chất của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 41 - 43)