Các vai trò của người Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 71)

- Hội cha mẹ học sinh phải thường xuyên quan hệ với nhà trường, giáo dục, quản lý học tập của học sinh ở trường và đặc biệt ở nhà thông qua liên

3.3.2.1.Các vai trò của người Hiệu trưởng

Người Hiệu trưởng được đề cập trong hầu hết các công trình nghiên cứu về QLGD, quản lý nhà trường. Tuy các ý kiến về vấn đề này còn tản mạn và đa dạng, nhưng tập trung có thể nêu những điểm chính đã được các tác giả thống nhất về vai trò của Hiệu trưởng như sau:

* Hiệu trưởng là người QL hành chính nhà nước ở trường học:

+ Quản lý nhà nước là thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng theo điều lệ nhà trường phổ thông, cần đặc biệt quan tâm những công việc sau:

a) Thực hiện đúng đắn việc lựa chọn và bố trí giáo viên, cán bộ, công nhân viên vào đúng cương vị nhiệm vụ tạo điều kiện cho họ làm việc tốt.

b) Thực hiện việc kiểm tra phương hướng tư tưởng chính trị của việc giảng dạy, chất lượng các kiến thức và hạnh kiểm của học sinh, nội dung và việc tổ chức khoa học công tác giáo dục ở ngoài lớp và ngoài trường.

c) Chỉ đạo công tác tự quản của học sinh, thực hiện sự giúp đỡ và sự cộng tác với Đoàn và các tổ chức khác của nhà trường.

d) Tổ chức công tác với phụ huynh và các tổ chức xã hội, chỉ đạo công tác của Hội phụ huynh học sinh.

+ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình. Hiệu trưởng giữ vai trò Thủ trưởng, tuy có các Phó hiệu trưởng giúp việc và liên đới trách nhiệm, thường xuyên nắm bắt thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng thiếu trách nhiệm, phản sư phạm xảy ra làm hại đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Để đảm bảo trách nhiệm này, cần khẳng định cho Hiệu trưởng quyền lựa chọn đề bạt và thay thế các Phó hiệu trưởng và thay thế các giáo viên, nhân viên không còn đủ các phẩm chất và năng lực để làm công tác giảng dạy và giáo dục.

* Hiệu trưởng là nhà sư phạm mẫu mực, nhà giáo dục có tâm hồn.

Người hiệu trưởng phải là một nhà giáo hết lòng yêu mến trẻ, sẵn sàng cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho việc đào tạo thế hệ trẻ của địa phương thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Người hiệu trưởng phải hiểu biết những cơ sở của tâm lý học, giáo dục học, dạy tốt ít nhất một môn, là một nhà giáo mẫu mực thực hiện các quy chế chuyên môn.

* Hiệu trưởng là nhà hoạt động xã hội.

Người hiệu trưởng phải xây dựng mối quan hệ tốt với địa phương, trên cơ sở đó làm công tác vận động toàn xã hội tham gia sự nghiệp giáo dục. Hiệu trưởng phải tham gia các hoạt động ở địa phương và công tác giáo dục như tham gia đại hội giáo dục cấp xã phường, cấp huyện hàng năm để đề xuất, kiến nghị, tuyên truyền về công tác giáo dục.

* Hiệu trưởng là người tổ chức trong thực tiễn.

Người hiệu trưởng là cán bộ quản lý giáo dục cấp cơ sở, bởi vậy chức năng “tổ chức thực hiện”là phong phú. Hoạt động tổ chức cơ bản là hoạt động với con người. Trong hoạt động với con người cần có các đặc điểm:

a) Có đầu óc tâm lý thực tế. Đó là việc sắp đặt từng người vào vị trí thích hợp để phát huy hết năng lực của họ (Dùng đúng người, đúng việc)

b) Có sự đồng cảm, nhạy cảm về tổ chức. Đó là biết đặt địa vị của mình vào cương vị của người khác để hiểu họ và xử lý đúng mức.

c) Có sự khéo léo đối xử thể hiện ở chổ tìm được cách cư xử thích hợp với từng người.

d) Có khả năng cảm hoá con người. Đó là khả năng tác động tới con người bằng hiểu biết, bằng nêu gương, bằng tình cảm chân thành nhân đạo, bằng ý chí và nghị lực của Hiệu trưởng.

* Hiệu trưởng là người nghiên cứu khoa học giáo dục.

Hiệu trưởng cần lôi kéo giáo viên đi vào nghiên cứu khoa học giáo dục. Đó là nghiên cứu phân tích, phổ biến và áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy giáo dục của các đồng nghiệp tiên tiến trong trường và ngoài trường. Viết sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học làm cho giáo viên bớt đơn điệu trong công việc hàng ngày của mình, có được niềm vui thêm trong nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 71)