Quản lí chất lượng học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 45)

Các trường THPT đã phối hợp với các các trường THCS trong thành phố tư vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 9 nên lựa chọn thi vào trường THPT nào phù hợp với năng lực của mình nhằm giảm áp lực tuyển sinh đầu vào cho trường THPT Hàm Rồng, THPT Đào Duy Từ và tăng tỷ lệ tuyển sinh cho trường THPT Nguyễn Trãi, THPT Tô Hiến Thành.

Do trên địa bàn Thành phố có trường THPT Chuyên Lam sơn nên hàng năm có một số lượng khá lớn học sinh lớp 9 có học lực khá trở lên thi vào chuyên Lam Sơn và một số học sinh giỏi thi vào các trường chuyên của Thành phố Hà nội và chuyên đại học Vinh, nên các trường THPT phối hợp với trường THCS làm công tác tư vấn, tạo niềm tin cho học sinh yên tâm học tại các trường THPT công lập thành phố mà vẫn đạt kết quả tốt.

Tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10: Chỉ lựa chọn những giáo viên có nghiệp vụ coi thi giỏi và không không dạy các môn thi đi coi thi. Lãnh đạo hội đồng coi thi phải làm việc hết sức nghiêm minh và phải quán triệt tính chất đặc biệt quan trọng của kỳ thi đến từng giám thị để kỳ thi diễn ra an toàn nghiêm túc, đúng qui chế và chọn lựa chính xác học sinh trúng tuyển.

2.3.4.2. Quản lí chất lượng đại trà

BGH các nhà trường đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh, chất lượng thi TN khối 12. Tích cực thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT nên chất lượng học tập, rèn luyện và thi TN của học sinh cũng đã trở về sát với thực chất và có giảm so với các năm trước. Trong các năm qua, chất lượng dạy và học của các trường phần nào được tăng lên, song còn chậm, hiệu quả dạy học chưa cao, nhiều vấn đề liên quan đến dạy học còn phải nghiên cứu, giải quyết để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong giai đoạn mới, đáp ứng mong muốn của học sinh và phụ huynh, xứng đáng với vị trí, vai trò, nhiệm vụ của nhà trường.

2.3.4.3. Quản lí chất lượng mũi nhọn

Chất lượng mũi nhọn trong những năm qua hết sức được chú trọng. Nhà trường chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn khá giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy để dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn luyện thi đại

học cao đẳng. Đội ngũ giáo viên giỏi các cấp thực sự là nòng cốt trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học, song số giáo viên này phần lớn đã cao tuổi, đây là một khó khăn khi số giáo viên trẻ còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, hiện tại việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ nối tiếp đội ngũ giáo viên có tuổi giàu kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43 - 45)