Tình hình phát triển giáo dục thành phố Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 33)

Thành phố Thanh Hóa vốn là một vùng đất hiếu học của tỉnh Thanh. Từ xưa đã xuất hiện nhiều khoa bảng, nhiều bậc danh sĩ nổi tiếng làm rạng rỡ cho lịch sử quê hương và đất nước. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay giáo dục thành phố đó không ngừng phát triển, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, và góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố.

+ Mạng lưới qui mô trường lớp hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân: Từ bậc học mầm non đến đại học; từ các trường công lập đến dân lập, tư thục; từ hệ thống giáo dục chính qui đến hệ thống giáo dục không chính quy để mọi người dân trong thành phố được học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi.

+ Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn; có phẩm chất chính trị và đạo đức; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ về cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu xã hội.

+ Năm 2001 thành phố Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về xoá mù chữ và đúng độ tuổi của phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2007 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.

Chất lượng giáo dục thành phố trong những năm qua được đánh giá là đơn vị dẫn đầu tỉnh, đó là: tỉ lệ tốt nghiệp THPT trên 99%, tỉ lệ vào đại học, cao đẳng, học sinh giỏi đạt giải Tỉnh, Quốc gia, liên tục duy trì và luôn đứng ở vị trí nhất nhì trong tỉnh.

+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của thành phố, đặc biệt khi có sự hỗ trợ từ nguồn trái phiếu chính phủ, thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 về kiên cố hóa trường, lớp xây nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-

2012 nhiều trường học được xây dựng mới, nhiều phòng học mới ra đời. Chỉ tính giai đoạn 2008-2010 có 37 trường được xây dựng với 300 phòng học mới chiếm tổng kinh phí 200 tỷ đồng và 6 tỷ đồng mua sắm thiết bị dạy học. Bộ mặt các nhà trường thay đổi, không còn phòng học cấp bốn . Tăng cường về cơ sở vật chất đã trở thành động lực thúc đẩy nền nếp hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

Đánh giá về lĩnh vực giáo dục trong “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XVIII nhiệm kỳ 2005-2010 trình Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đó khẳng định:

“Thành phố luôn dẫn đầu cả tỉnh về chất lượng giáo dục và qui mô trường lớp; đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ rệt, hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích đầu tư phát triển; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được gĩư vững; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt trên 70%; cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố, đến nay đã có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 37,7%”.

Năm học 2010 - 2011, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có: - Mầm non: 25 trường

- Tiểu học: 26 trường.

- Trung học cơ sở: 19 trường

- Trung học phổ thông: 8 trường (4 trường công lập, 3 trường dân lập và 1 trường THPT chuyên của tỉnh )

- Trung tâm giáo dục thường xuyên: 1 trường - Trung tâm dạy nghề - Kỹ thật tổng hợp: 1 trường

Cơ cấu, trình độ, số lượng giáo viên và cán bộ quản lý * Giáo viên

Đội ngũ giáo viên trong những năm qua cơ bản đủ về số lượng, số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng cao. Trong đó số giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 98,7 %, được phân bổ đều ở khắp các trường. Việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn nhìn chung

được đội ngũ giáo viên thực hiện tốt. Các chuyên đề đổi mới dạy học đã được triển khai đến tận từng giáo viên, sinh hoạt chuyên đề đã trở thành nội dung chính trong các hoạt động của tổ, khối chuyên môn.

Cuộc vận động Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm đã thực sự đi vào chiều sâu trong mỗi nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên. ý thức tự học, tự nghiên cứu tích luỹ sáng kiến kinh nghiệm được cán bộ giáo viên quan tâm. nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ giáo viên được áp dụng rộng rãi trong thành phố có hiệu quả cao. Hằng năm có nhiều chiến sỹ thi đua và giáo viên giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh.

Tuy vậy, xét về thực chất đội ngũ giáo viên vẫn còn bất cập ở một số phương diện. Một bộ phận giáo viên kiến thức chưa vững vàng, phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới, tình trạng dạy chay vẫn còn, chưa quan tâm đến sử dụng các thiết bị dạy học, một số giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, hiệu quả giáo dục đạt thấp. Đặc biệt còn bất cập về số giáo viên các môn học đặc thù cũng như thiếu cán bộ thư viện, thiết bị trường học. Mặt khác vẫn còn hiện tượng nhận giáo viên do sức ép của cấp trên nên chất lượng giáo viên không đảm bảo. Điều này rất cần các nhà lãnh đạo có kế hoạch điều chỉnh kịp thời phù hợp để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn tới.

* Cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vững vàng về lập trường tư tưởng, chính trị, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và nhiều người có kinh nghiệm quản lý tốt. Họ là những người luôn đi đầu trong những hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua. Đây là những nhà quản lý giáo dục, trực tiếp chỉ đạo các nhà trường học tập thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục - Đào tạo là dạy và học. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường thành phố Thanh Hóa đủ về số lượng. Trong những năm qua, chủ trương của ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Thanh Hóa khi bổ nhiệm cán bộ quản lý cho các trường yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn: Có năng lực chuyên môn giỏi, có năng lực quản lý tốt và có tín nhiệm

cao trong đồng nghiệp. Do đó, có thể đánh giá trong những năm vừa qua, số cán bộ quản lý được đề bạt có chất lượng cao, họ thực sự là những cán bộ năng động, sáng tạo, phù hợp với sự nghiệp đổi mới Giáo dục - Đào tạo của đất nước.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý các trường thành phố Thanh Hóa vẫn còn những cán bộ quản lý trì trệ, bảo thủ, thiếu nhiệt huyết, tự học tự sáng tạo để đáp ứng yêu cầu còn chậm. Bài học rút ra từ công tác quản lý giáo dục là: Cán bộ quản lý nào thì có phong trào ấy, vì ở đâu có cán bộ quản lý tận tuỵ, năng động và tâm huyết thì ở đó có phong trào và chất lượng giáo dục được nâng cao.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, thực hiện đề án kiên cố hoá trường học cũng như việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã được đáp ứng. Cơ sở vật chất các trường đã được tăng cường khá nhiều, 100% các trường có nhà cao tầng, tất cả các trường đều đã có cổng trường, tường rào và hầu hết các trường đã thực hiện bê tông hoá sân trường, tạo khuôn viên cảnh quan nhà trường đạt tiêu chuẩn Xanh - sạch - đẹp. Các trường đều được trang bị điện thoại, có phòng thư viện, thiết bị thực hành, phòng chức năng; các trường đã tích cực đóng bàn ghế mới đúng quy định cho học sinh, 100% số trường đều đã sử dụng bảng chống loá. Các trường đều được trang cấp và mua sắm sách, thiết bị dạy học phù hợp với yêu cầu dạy học. Nhiều trường được cấp và mua máy vi tính để sử dụng giảng dạy cho học sinh.

Mặc dù rất tích cực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm sách và thiết bị dạy học song hiện nay, phòng học, phòng chức năng và thiết bị thí nghiệm thực hành phục vụ cho dạy học vẫn là vấn đề rất bức thiết cho các trường học. Hiện nay, một số trường còn phải học 2 ca nên không có phòng để bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Ngoài ra các phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm còn đang thiếu. Đây là một yếu tố rất

quan trọng tác động đến quá trình quản lý các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại các trường.

Đánh giá chung

Ngành GD& ĐT thành phố đã triển khai đồng bộ các hoạt động, trong đó có nhiều mặt đạt chất lượng tốt như: quy mô, số lượng ổn định, việc đa dạng hoá các loại hình được quan tâm, đã đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em và người lao động, là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp và đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng phát triển, hiện đại đã góp phần thay đổi cảnh quan các nhà trường và đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học được giữ vững và dần nâng cao. Công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV được chú trọng; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống, tổ chức các hoạt động chính trị xã hội đã được gắn kết với các phong trào và hoạt động chung của toàn thành phố. Kết thúc năm học 2010-2011, Ngành GD thành phố tiếp tục giữ vững đơn vị dẫn đầu xuất sắc cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 33)