Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 58)

Đây là vấn đề cơ bản quyết định đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Phương pháp dạy học cần được xem xét trong mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình dạy học như mục tiêu, nội dung, phương tiện và những điều kiện khác. Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nhiều tham số như mục tiêu, nội dung, phương tiện, đặc điểm và trình độ của giáo viên và học sinh, vì vậy nói đến việc chọn lựa và sử dụng phương pháp dạy học là phải tính đến sự linh hoạt, sự đa dạng và đặc biệt là yêu cầu sáng tạo, không có một phương pháp dạy học vạn năng hoặc duy nhất mà mỗi phương pháp dạy học có mặt mạnh, mặt yếu của mình, chúng có thể có mặt thống nhất nhưng không thể đồng nhất.

Nhiệm vụ của người quản lý nhà trường là cần tạo mọi điều kiện để triển khai và phải phát huy phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập. Dạy học phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là một hướng đổi mới có hiệu quả nhất, tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ với nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức của chính mình. Dạy học tích cực hoá dựa trên nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh, thực chất đó là cách tổ

chức cho học sinh tiến hành các hoạt động nhận thức với định hướng là tự nhận biết để hình thành các khái niệm khoa học, nắm vững được các định lý và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

Để làm tốt công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, liên tục nhiều năm nay các trường THPT TP Thanh hoá đã nghiên cứu khảo sát trong nhiều năm về chất lượng và hiệu quả giảng dạy, nghiên cứu năng lực và trình độ, kỹ năng của đội ngũ giáo viên, phân tích nguyên nhân của các tồn tại về chất lượng dạy các môn thi tốt nghiệp: Toán, Văn và Anh văn trên cơ sở rút kinh nghiệm ở tổ bộ môn và thao giảng, mặt khác dựa vào kết quả học tập của học sinh từ đó khẳng định phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Từ các môn Toán, Văn, Anh, nhà trường đã nhân ra cho các môn khác, kết quả các tồn tại về phương pháp dần được khắc phục. Mặt khác từ các cuộc hội thảo chuyên đề về phương pháp dạy học, từ kinh nghiệm dạy học nhà trường đã tiến hành việc biên soạn chương trình cho các lớp bồi dưỡng trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo và phần mềm của nhà trường trong việc biên soạn giáo trình phù hợp đối tượng giảng dạy. Việc làm đó dẫn đến sự thống nhất trong giáo viên và học sinh, tạo ra tâm thế cho người dạy và người học trong việc đổi mới và tiếp thu phương pháp dạy học mới, đồng thời kích thích phong trào thi đua 2 tốt trong nhà trường: Dạy tốt-học tốt. Kết quả các giáo viên đăng ký đổi mới phương pháp dạy học ngày càng nhiều, chỉ tiêu chất lượng được nâng cao hơn, kết quả đào tạo nâng lên rõ rệt. Tóm lại đổi mới phương pháp dạy học có các biện pháp cụ thể là:

+ Tạo chuyển biến về nhận thức để giáo viên thấy rõ đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề cấp thiết bức bách.

+ Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ (cả về nội dung và phương pháp cho giáo viên).

+ Sử dụng các biện pháp tâm lý xã hội để động viên kích thích giáo viên.

+ Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin soạn giảng giáo án điện tử, sử dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học.

+ Tạo các điều kiện vật chất, tinh thần cho giáo viên để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

+ Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho từng bộ môn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 58)