Điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 29)

- Vị trí địa lý tự nhiên :

Thành phố Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc bộ với Trung bộ; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa; là đầu mối giao thông, du lịch, bưu chính viễn thông của toàn tỉnh; là nơi thu hút tập trung khối lượng hàng hoá dịch vụ lớn nhất tỉnh.

Thành phố Thanh Hóa có địa giới: Phía tây và tây bắc giáp hai huyện Đông Sơn và Thiệu Hóa; phía bắc và đông bắc ngăn cách với huyện Hoằng Hoá bởi con sông Mã; phía đông giáp với thị xã Sầm Sơn; phía đông nam và phía nam giáp huyện Quảng Xương. Cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía nam; cách thành phố Hồ Chí Minh 1600 km về phía bắc; cách bờ biển Sầm Sơn 16 km về phía tây và cách biên giới Việt Lào (thuộc địa phận huyện Quan Hoá) 135 km về phía đông.

- Diện tích:

Thành phố Thanh Hóa có diện tích 58,58 km2, trong đó diện tích đất canh tác là 40,78 km2 với số dân là 208.055 người hiện cư trú tại 18 đơn vị hành chính xã, phường (có 12 phường và 6 xã) bao gồm 235 phố, thôn. Trên địa bàn thành phố có 400 cơ quan của trung ương và địa phương, là đầu mối giao lưu với 26 huyện còn lại của tỉnh và các tỉnh bạn. Cũng là nơi hội tụ tài nguyên du lịch với 20 di tích được xếp loại cấp Quốc gia và 30 di tích xếp loại cấp Tỉnh.

- Khí hậu:

Thành phố Thanh Hóa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,30C đến 23,60C, mùa hè nhiệt độ cao nhất đến 430C, mùa đông nhiệt độ thấp nhất xuống tới 50C. Độ ẩm trung bình là 80% - 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1730-1980mm tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa

Trải qua hàng ngàn năm kinh tế thành phố Thanh Hóa chủ yếu đi lên bằng ngành nghề chính là nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thương.

Trong những năm gần đây khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XVIII tại đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX tổ chức ngày 22, 23/6/2010 khi đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2005-2010 đã khẳng định:

“+ Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

+ Lĩnh vực văn hóa xã hội có tiến bộ, xã hội hoá được đẩy mạnh; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

+ Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác thanh tra tư pháp được tăng cường.

+ Công tác qui hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển đô thị được chú trọng, quản lý đô thị có chuyển biến tích cực.

Một số chỉ tiêu đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua tính đến năm 2010:

- Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 đạt 18,05%.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2366USD.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010 tỷ trọng các ngành: Dịch vụ - Công nghiệp, xây dựng - Nông nghiệp trong GDP tương ứng là 49,4% - 47,5% - 3,1%.

- Đến năm 2010 thành phố có 3050 doanh nghiệp.

- Năm 2010 thu ngân sách đạt 1500 tỷ đồng (chiếm 50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh).

- Tỉ lệ đô thị hoá tăng 76% năm 2010.

- Năm 2010: tỉ lệ học sinh vào Đại học và Cao đẳng đạt 70%; Có 29 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 37,7%.

- Đến năm 2010 có 1 phường, 143 phố, thôn được công nhận là Đơn vị văn hóa.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm: 0,7%; tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14,5%.

- Tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 2,98%..

Theo Quyết định số 84/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/01/2009 về Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 có những nội dung chính:

“- Phạm vi:

Mở rộng diện tích khoảng 15.500 ha gồm diện tích đất tự nhiên của thành phố Thanh Hóa hiện nay (khoảng 58,58 km2) và mở rộng thêm 19 xã, thị trấn của các huyện Hoằng Hoá (gồm 5 xã, 1 thị trấn), Đông Sơn (gồm 4 xã, 1 thị trấn), Thiệu Hoá (gồm 3 xã), Quảng Xương (gồm 5 xã).

- Tính chất đô thị:

Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lị, trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa, là một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Là đô thị chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Bắc Trung Bộ; đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Đô thị phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ sinh học và qui trình canh tác hiện đại với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Vì vậy, trong Phương hướng nhiệm kỳ 2011-2015 của Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XIX đó nêu rõ:

“Phát huy mạnh mẽ lợi thế so sánh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng thành phố với tinh thần Tăng tốc - Kỷ cương; Phát triển bền vững; làm đầu tầu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh; gắn phát triển kinh tế với chỉnh trang, mở rộng đô thị theo qui hoạch, tạo sự chuyển biến rõ nét về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại; đẩy mạnh xã hội hoá và nâng cao chất lượng lĩnh vực văn hóa - xã hội, từng bước xây dựng thành phố trở thành một trong những trung tâm văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ của vùng Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ; kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường; tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu để thành phố trở thành đô thị loại I vào năm 2013. Xây dựng thành phố là Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.

Thành phố Thanh Hóa là mảnh đất địa linh nhân kiệt nổi tiếng về hiếu học về tinh thần yêu nước, thương người. Suốt 1.000 năm Bắc thuộc và hai

cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đồng bào, nhân dân thành phố Thanh Hóa góp sức người, sức của, kiên cường, kề vai sát cánh cùng cả nước chiến đấu, bảo vệ, xây dựng đất nước, giữ vững bản sắc quê hương và dân tộc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w