Xây dựng nề nếp kỉ cương trong dạy học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 52)

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phải coi trọng xây dựng nề nếp kỷ cương và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy đủ, dạy đúng phân phối chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, kiên quyết chống kiểu dạy đọc cho học sinh chép, chú ý khâu thí nghiệm thực hành, bồi dưỡng năng lực diễn đạt và hướng dẫn học sinh tự học, thực hiện đúng những quy định về kiểm tra, chấm bài, ghi sổ điểm và các loại hồ sơ dạy học khác. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thực hiện tốt biện pháp khuyến khích và động viên học sinh giỏi. Các biện pháp chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học nói chung là:

+ Chỉ đạo, xây dựng môi trường sư phạm đẩy mạnh các hoạt động chính trị, xã hội trong Nhà trường.

+ Phát huy vai lãnh đạo của Chi bộ Đảng, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với 2 nội dung mới được bổ sung thêm: nói không với vi phạm đạo đức của nhà giáo và nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Dân chủ, Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm”

+ Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phát động phong trào thi đua, liên tục thi đua, sôi nổi thi đua, đánh giá thi đua kịp thời đảm bảo công bằng khách quan, hợp lý.

+ Chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo quy định về thời gian, tiến độ. Xây dựng đội ngũ giáo viên, Phát động, đẩy mạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trong việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục & Đào tào.;

+ Chỉ đạo về nền nếp dạy học thông qua việc xây dựng và thực hiện thời khoá biểu lên lớp.

+ Chỉ đạo việc hoàn thiện hồ sơ sổ sách chuyên môn.

+ Chỉ đạo việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của hội đồng sư phạm, tổ chuyên môn.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các nghành, các lực lượng xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Phối hợp Hội cha mẹ học sinh xây dung qui chế nội bộ: Quản lý nền nếp học tập của học sinh, qui chế xử lý kỷ luật học sinh,…

+ Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá kết quả và tổng kết.

Đối với Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

- Có sổ kế hoạch tuần, tháng, năm. Có sổ theo dõi kiểm tra đánh giá xếp loại tiết dạy, xếp loại cán bộ giáo viên hàng kỳ, hàng năm. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm giảng dạy trong tổ, nhóm chuyên môn, tổ chức thao giảng theo chuyên đề, ngoại khoá;

- Có kế hoạch bồi dưỡng, xây dung đội ngũ giáo viên nòng cốt trong nhóm tổ chuyên môn. Tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, kết hợp với ban chuyên môn nhà trường xếp loại sáng kiến kinh nghiệm.

Đối với giáo viên chủ nhiệm

- Có kế hoạch quản lý chỉ đạo giáo dục học sinh phát triển toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt, thực hiện tốt qui chế của nhà trường trong công tác quản lý học sinh, kết hợp với đoàn thanh niên, các tổ chức trong nhà trường tham gia tích cực vào công tác thi đua;

- Có ý chí cao và nghệ thuật sư phạm tốt giáo dục học sinh cá biệt tiến bộ.

-Thực hiện tốt qui chế chuyên môn, có hệ thống sổ điểm, sổ lớp, sổ đầu bài đầy đủ và đúng qui định.

Đối với học sinh

- Xây dựng nề nếp học tập: Đi học đúng giờ, học bài, làm bài tập ở nhà đầy đủ trước khi đến trường, đến lớp, ý thức thái độ học tập nghiêm túc, có đủ sách vở đồ dùng học tập. Có thái độ đúng đắn nghiêm túc chấp hành kỷ luật của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 52)