Các từ loại khác liên quan đến không gian:

Một phần của tài liệu Các từ chỉ không gian trong thơ hàn mặc tử (Trang 40 - 47)

- Anh nằm ngoài sự thực

2.2.3.3.Các từ loại khác liên quan đến không gian:

c) Nhóm đại từ biểu thị các cặp tơng quan không gian:

2.2.3.3.Các từ loại khác liên quan đến không gian:

Không gian trong thơ Hàn Mặc Tử đợc mở rất nhiều chiều: sâu xa, cao thấp, rộng hẹp, trên dới, trớc sau,... khác nhau. Không gian ấy còn đợc nhìn dới nhiều góc cạnh (động - tĩnh, mộng - thực), thậm chí nhà thơ nếm cả không gian, nhuộm cả không gian... Vì vậy, trong thơ anh có rất nhiều loại từ ngữ thuộc các từ loại khác nhau. ở đây, chúng tôi muốn nói đến những từ loại liên quan đến không gian, bao gồm: động từ, tính từ, số từ, phụ từ, từ chỉ vị trí.

a) Động từ:

Trong tiếng Việt, động từ là một lớp từ phức tạp, có thể nói là phức tạp nhất. Nó đợc sử dụng rộng rãi và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong kho từ vựng và có vai trò hoạt động ngữ pháp hết sức quan trọng trong việc tổ chức cấu tạo nên câu.

Về đặc điểm ý nghĩa: động từ biểu thị, miêu tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong quá trình. Về đặc điểm ngữ pháp: nó có thể làm trung tâm trong ngữ động từ. Khi làm trung tâm của động ngữ, động từ có khả năng kết hợp với các thành tố phụ đứng trớc hoặc đứng sau.

Trong thơ Hàn Mặc Tử, các động từ mang nghĩa liên quan đến không gian xuất hiện rất nhiều, chiếm 40,2%, thể hiện phong phú các dạng thức tồn tại, hoạt động, biến đổi của không gian. Đó bao gồm:

Các động từ biểu thị ý nghĩa tự thân của không gian (còn gọi là nội động từ). Loại động từ này nhằm miêu tả, ẩn dụ các t thế, trạng thái, hoạt động,... của không gian.

Mỗi khi ma ngớt cơn giông qua

Xắn áo ra vờn ta lợm hoa

(Nói chuyện với gái quê) Tình tôi vô lợng sẽ dâng cao

Nh bông trăng nở, - bông trăng nở (Ước ao)

Vì không giới nơi trầm hơng vắng lặng Nên hồn bay vùn vụt tới trăng sao Sóng gió nổi rùng rùng nh địa chấn

Bỗng hôm nay trớc cửa bóng trăng quỳ Sấp mặt xuốnguốn mình theo dáng liễu

(Hãy nhập hồn em)

∗ Nhóm các động từ biểu thị các hoạt động, trạng thái có tính chất tác động lẫn nhau của từ chỉ không gian.

Chính nhờ loại động từ này mà các sự vật trong không gian liên kết, yểm trợ cho nhau tạo thành những màn trình diễn không gian vô cùng lý thú:

Rình nghe kinh sử hoa kề cửa Trộm ngắm dung nhan liễu nép bờ Yên hà một thú thâu trời lại

Gái đẹp trong chơng những ớc mơ

(Phòng nhà thi sĩ)

Gió nâng khúc hát lên cao vút Vần thơ uốn éo lách rừng mây ...Tiếng vàng rơi xuống giếng Trăng vàng ôm bờ ao

(Ngủ với trăng)

Nớc suối chảy ở hang đá, chồm lên những vừng lá

(Chơi giữa mùa trăng)

Có thể nói, động từ xuất hiện với số lợng cực kỳ lớn để bổ trợ, kết nối các từ ngữ chỉ không gian. Trong không gian, các sự vật bao giờ cũng đợc xuất hiện một cách trình tự. Do vậy, sự có mặt của đa dạng các động từ làm tăng thêm vẻ phong phú, sinh động của các trạng thái, hoạt động không gian; làm cho thế giới mà nhà thơ muốn gửi gắm hấp dẫn hơn, khơi gợi hơn.

b) Tính từ:

Tính từ là những từ chỉ tính chất, màu sắc (30 - tr.55). Chúng ta từng biết, trong tiếng Việt, một số tác giả đã xếp tính từ và động từ vào phạm trù từ loại lớn là vị từ, vì tính từ tiếng Việt có những đặc điểm ngữ pháp rất giống động từ: có thể làm thành tố chính trong ngữ; có thể làm chủ ngữ; vị ngữ; trạng ngữ để cấu tạo câu.

Tính từ trong tiếng Việt gồm có nhiều tiểu nhóm. Trong thơ Hàn Mặc Tử, tính từ chiếm 12,5% từ ngữ liên quan đến không gian, và cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau về không gian. Đó bao gồm:

Nhóm các tính từ biểu thị tính chất của không gian.

Nh chúng tôi đã nói ở trên, không gian trong thơ Hàn Mặc Tử đợc nhìn d- ới nhiều góc độ, bằng con mắt rất riêng của một nghệ sĩ tài ba. Vì vậy,

khi diễn tả không gian và muôn vẻ các sự vật trong không gian, Hàn Mặc Tử đã sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất để làm tôn thêm vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật, của những không gian do nhà thơ tởng tợng, sáng tạo ra. Đó bao gồm các từ:

vắng (vẻ), lặng, tỏ, đẹp, dịu (dìu dịu, sáng dịu), mát (mát mẻ), sáng (sáng láng, sáng tỏ, sáng vằng vặc), xinh xắn, lạnh (lạnh lẽo), huyền hoặc, chang chói, ấm, mờ, nhạt, tơi, thanh khiết, hoang vu, kỳ ảo, im lìm,...

Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hơng sầu khói lạnh nằm ngơ ngác Vách chán đêm suông đứng dãi dầu

(Chùa hoang)

Mây hờ không phủ đồi cao nữa Vì cả trời xuân tắm nắng tơi

Hơi nắng dịu dàng đầy nũng nịu (Nắng tơi)

Nhóm tính từ biểu thị trạng thái, hoạt động của không gian:

Không gian trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ đợc nhìn dới các góc độ, những phẩm chất khác nhau của nó mà không gian trong thơ anh còn đợc nhìn dới các trạng thái khác nhau: động và xao, ngả nghiêng, lặng êm, la đà, lả lơi, rung rinh, sột soạt, lao xao, (gió) thoảng, (hơng) ngây ngây, chơi vơi, (thuyền đi) êm ái, phăng phăng, phất phơ, lặng lờ, chập chờn, rung động, bềnh bồng,...

Ví dụ:Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi

(Bẽn lẽn)

Tối hôm nay muôn sao bơi nhấp nhánh

Sông Mê Hà đa đẩy sóng triền miên... Thuyền anh buông lững lờ trong hiu quạnh Tới em cha, đã tới bến lòng em?

(Khói hơng tan)

Nhóm tính từ biểu thị kích thớc, phạm vi, khoảng cách khác nhau của không gian:

Cũng nh thế giới, vạn vật xung quanh chúng ta, không gian trong thơ Hàn Mặc Tử cũng đợc mở ra nhiều chiều hớng khác nhau xuất phát từ những điểm nhìn khác nhau. Vì vậy, thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn có các phạm vi, khoảng cách, kích thớc,... vô cùng phong phú, bao gồm các tính từ: xa, xa xôi, cao xa, xa khơi, sâu xa, xa xa, xa tít, cao, cao chót vót, cao cao, cao dày, cao sang sảng, vòi vọi, cao thẳm, thon von, cao tột bậc, cao vút, cao ngất, lồng lộng; rộng, rộng bao la, rộng vô biên, bao la, mênh mông, bát ngát, rộng rãi, vô hạn; sâu, sâu cạn, sâu xa, thăm thẳm...

Trong đó có các tính từ biểu thị tổng hợp ý nghĩa về không gian nh: cao xa, sâu xa, cao dày, sâu cạn, lồng lộng (vừa cao vừa rộng),...

Ví dụ:

Trong veo làn nớc soi đôi mặt

Xa tít quê nhà trỏ một tay

(Chuyến đò ngang) Mênh mông bến Sở cam chờ khách

Thăm thẳm sông Tơng quyết đợi thoàn

(Nhắn ý trung nhân)

Mai sáng mai, trời cao rộng quá Gió căng hơi và nhạc lên mây

(Xuân đầu tiên)

Nhóm tính từ biểu thị màu sắc, hơng vị của không gian:

Trong thơ Hàn Mặc Tử, ngoài những nhóm tính từ trên, nhóm tính từ chỉ màu sắc, hơng vị của không gian cũng xuất hiện rất nhiều. Không gian có đợc màu sắc, hơng vị chính là nhờ khoa dụng ngữ tài tình của thi nhân, bao gồm: đỏ ong, trắng, trắng tinh, (trăng) mờ, (trăng) lờn lợt, (sơng) nhạt, hây hây, (sơng) lam, trong, trong veo, trong leo lẻo, trong làu; vàng, vàng ngọc; sáng, sáng láng, sáng trng; xanh ngắt, xanh xao, xanh tơi, xanh xanh; thơm, thơm tho, thơm hơn ngọc, thơm lựng, thơm thơm, thơm ngát, nhạt nhạt; ngọt ngọt, bàng bạc...

Mặt trời mai ấy đỏ ong

Nàng tiên hóng mát trên hòn cù lao

(Say nắng)

Ngàn trùng bóng liễu trông xanh ngắt

Cảnh sắp về đông mắt lệ rơi

(Buồn thu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bởi ánh trăng ngà đã yếu đuối Sơng lam thấm áo lạnh không hay

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng rất nhiều tính từ khác liên quan đến khứu giác: mùi cỏ lạ thơm nh mùi nhuỵ chớm, mùi hơng đêm trong lời ca sực nức, nắng rực mùi hơng, hơng trăng đầy lỗ miệng, thơ vọt bắn thơm phng phức, mùi thơm của da thịt hồng hào, mùi đạo thơm ngan ngát, ánh sáng thơm thơm, mùi yêu đơng vấn vít linh hồn, là lụa là ớt đẫm cả trăng thơm, sặc sụa cả mùi trăng... Đặc biệt nhất là sự xuất hiện dày đặc của các tính từ chỉ màu sắc, tạo nên những dấu hiệu riêng biệt hết sức thú vị của thơ Hàn. Nếu trong thơ Tố Hữu nổi bật là màu xanh và màu đỏ thì ngợc lại, thơ Hàn Mặc Tử rất nhiều màu vàng và màu trắng. Màu vàng trong thơ Hàn Mặc Tử tợng trng cho thế giới huyền ảo rực rỡ, là thế giới của khát vọng, của ớc mơ. Màu trắng trầm lạnh tợng trng cho sự tinh khiết, là thế giới vừa thơ mộng vừa cao siêu. Về màu trắng, Hàn Mặc Tử nói nhiều tới: vằng vặc mảnh trăng trong, bông trăng nở trắng ngạt ngào, suối trắng trong, khói bụi trắng mờ, áo em trắng quá, áo xiêm trắng nh tinh, da dẻ trắng rợn mình, cầu nguyện trắng không gian, thơ bay sáng láng nh sao sa trên lụa trắng, bờ sông trắng nắng chang chang, áo xuân trắng trẻo, thơ bay trong trắng nh băng, trăng ngà, ánh trăng mơ, khói mơ tan, sơng lam, sơng nhạt, màu khói nhạt, gió say lớt mớt trong màu sáng, sáng láng nh trăng thanh, sáng láng cả mọi miền, sáng trng nh thất bảo, hoa hơng sáng láng...

Màu vàng, có thể nói là đặc sắc nhất: đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, bọc trăng vàng trong áo ngủ quên đi, tiếng vàng rơi chìm lỉm xuống h vô, mộng vàng, nắng vàng, thu vàng, vàng sao, áo xiêm lấm tấm vàng, trăng vàng, vũng vàng trăng, gió vàng xao xuyến, thu vàng gầy xác xơ, những mảnh nhạc vàng bay lả tả, trăng bay lả tả ngả trên cành vàng, những sợi hào quang vạn thớc vàng, hơi thở chạm tơ vàng, dòng sông ánh sáng sẽ trôi hoa vàng, chuỗi ngọc vàng kinh, vàng sao rơi đầy rên sóng nớc, nắng vàng con mắt, tơ trăng vàng rung nh âm thanh, dòng vàng trôi trên mặt nớc, đờng trăng trải chiếu vàng, bụi hoa lau bông vàng phơi phới, vàng bay theo vàng đuổi theo vàng bay,...

Có thể nói, cảm xúc đã làm cho thơ Hàn trở nên phóng thoát, tất cả ý niệm về màu sắc, phong vị nh đợc cởi lột trong thơ anh.

Tính từ vốn chỉ là một từ loại chỉ tính chất của sự vật nhng trong thơ Hàn Mặc Tử, nó đã trở thành chất men giao cảm giữa ngũ quan và tứ chi của ngời thơ. Vì vậy, không gian trong thơ Hàn hiện lên không chỉ nh trạng chất vốn dĩ của nó mà các giác quan đặc biệt hẹp nh xúc giác, vị giác, khứu giác cũng đợc tung ra, làm cho vật vô tri cũng trở nên hữu tình. Hàn Mặc Tử không chỉ nhìn ngắm không gian mà còn sờ sẫm, hít ngửi; không gian trong thơ anh không chỉ có một vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên tạo vật muôn đời mà nó kêu gào, động đậy, phát sáng, bốc mùi, toả hơng... nh một vật sống vậy. Không gian ấy đợc nhấn chìm, hoà điệu trong một tổng thể (chủ đề, đối tợng, chủ thể, ngôn từ hoà tan), chẳng hạn: "trăng".

Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ đợc cảm nhận nh một cơ thể sống với những hoạt động (nằm sóng soãi, ngã ngửa, uốn mình, sấp mặt, chết đuối...) mà nó còn có màu sắc (bạc, bàng bạc, trắng, vàng... ), có mùi (thơm, thơm tho, thơm lựng...) có vị (ngọt ngào), có nhạc (tiếng vàng)... có cảm xúc tâm trạng (choáng váng, lỏn lẻn, mắc cỡ, vui vẻ, hững hờ, ngất ngây,...)

Đêm ấy trăng thu vui vẻ lạ Ngời ta cời nói đến nhân duyên Sao ta không dám nhìn nhau rõ Gặp gỡ bên đờng cũng thản nhiên

(Tình thu) Mà sao trăng khéo hững hờ

Vì trăng ta phải ngồi chờ suốt đêm

(Đêm trăng)

Nh vậy, qua nhóm các tính từ liên quan đến không gian ta thấy, không gian trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ đợc miêu tả mà còn đợc lột tả. Bởi vậy, tính từ miêu tả, biểu thị không gian này còn có khả năng bộc lộ cảm xúc, đánh giá của nhà thơ, giúp ta phát hiện rõ hơn không gian và những tầng ý nghĩa không gian trong thơ anh.

c)Số từ:

Trong tiếng Việt số từ là loại thực từ dùng để chỉ số lợng, thờng đi trớc danh từ để làm thành tố phụ cho danh từ, nó cũng có khả năng làm trung tâm của cụm số từ (2 với 2 là 4) nhng rất hạn chế.

Trong thơ Hàn Mặc Tử, số từ liên quan đến không gian chiếm 6,8%. Số từ xuất hiện không nhằm đo đếm không gian theo nghĩa thực của nó mà để chỉ ranh giới, hạn định, ớc lợng từ tổng thể đến tiểu không gian... từ đó thể hiện quan niệm, cái nhìn của nhà thơ trớc thế giới và con ngời.

Đó bao gồm các từ: một nửa, một, vài, hai, đôi, chín, mời, trăm, ngàn, muôn, muôn ngàn, vô số,... với ý nghĩa biểu trng.

- Hôm nay còn một nửa trăng thôi

Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi Ta nhớ mình xa thơng đứt ruột Gió làm nên tội buổi chia phôi

(Một nửa trăng)

"một nửa" tạo sự chia lìa, cách trở của không gian, thể hiện quan niệm dở dang, không đầy đủ của nhà thơ trớc không gian.

- Tâm sự mới trao bờ đã đến Nỗi niềm cha cạn khách về ngay Ba sinh duyên nợ âu là thế

Một chuyến đò đa nghĩa một ngày

(Chuyến đò ngang)

"một" chỉ sự lẻ loi, ít ỏi, cô độc của sự vật trong không gian. - Trong làn nắng ửng khói mơ tan

(Mùa xuân chín)

"đôi" tạo ra sự lẻ tẻ, vẻ tha thớt của không gian, cụ thể ở đây là không gian làng quê êm đềm rất Việt Nam.

- Bốn vách tờng vôi sáng mập mờ

Một vài bức hoạ cảnh nên thơ

(Phòng nhà thi sĩ)

Dới túp lều tranh trên chõng tre

Tứ bề cửa khép với phên che (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hãy đón hồn anh)

"bốn" tạo không gian khép kín, thế giới hạn định, riêng biệt của con ngời. Đôi khi "bốn" tạo ra không gian nhỏ hẹp gò bó:

Một mai binh phục tha hồ nhảy Đạp bốn vách tờng mới lại gan

(Nằm bệnh)

Lại có khi "bốn" tạo không gian rộng lớn, bao la, không thể xác định đợc phạm vi giới hạn: bốn phơng, bốn phía trời, tứ phía, tứ xứ...

Non nớc tâm tình rộng bốn phơng Để em làm nhạc, tôi làm hơng Đêm nay đại yến Lâm Xuân Các Điêu Thuyền đàn khúc Tề Quân Vơng

(Mơ duyên)

- Bây giờ chúng tôi đang ở giữa mùa trăng, mở mắt ra cũng không thấy đâu là chín phơng trời, mời phơng phật nữa. Cả không gian đều chập chờn...

(Chơi giữa mùa trăng)

"chín, mời" tạo ý nghĩa đầy, sung mãn tột cùng đến nỗi không thể phân biệt đâu là không gian thực, đâu là không gian ảo nữa.

- Há miệng cho hồn văng lên muôn trợng Chơi vơi trong khí hậu chín tầng mây ... Sóng gió nổi rùng rùng nh địa chấn muôn ngàn thần phách ngã lao đao

(Hồn lìa khỏi xác) Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc Rất trọng vọng rất thơm tho man mác

(Ra đời)

"muôn", "muôn ngàn" khi thì biểu thị ý nghĩa nhiều, tràn đầy; khi thì mang ý nghĩa cao rộng, nhiều khi vô định của không gian.

Tuy số từ không phải là từ loại có số lần xuất hiện nhiều nhất nhng nó đã góp phần làm cho không gian trong thơ Hàn Mặc Tử đa dạng hơn. Khi thì phân cách, khi lại nh hoà trộn, khi thì co lại (không gian đợc định vị bằng những con số vừa cụ thể vừa ớc lợng) có lúc lại nh tan ra... Có thể nói, cái làm nên đặc sắc trong thơ Hàn Mặc Tử một phần có đóng góp của số từ liên quan đến không gian, biểu thị ý nghĩa về không gian.

d) Phụ từ:

Phụ từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ đi kèm với danh từ, động - tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động - tính từ đó. Nó không có khả năng làm thành phần chính của câu.

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, trong thơ Hàn Mặc Tử phụ từ là một trong những từ loại liên quan đến không gian, chiếm tỉ lệ: 6,2% các từ liên quan đến không gian. Lớp phụ từ này thờng đi kèm với danh từ chỉ không gian, thể hiện những cảm xúc, cảm nhận và cái nhìn của thi nhân trớc thiên nhiên tạo vật.

Trớc hết, đó là nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa tổng thể, nhiều, toàn bộ không gian: Nhiều hành tinh tan đi vì đã lỏng (Đôi ta), Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang (Siêu thoát), Cả trời say nhuộm một màu trăng (Đà Lạt trăng mờ),

Ta ném mình đi theo gió trăng/ Lòng ta tản khắp bốn phơng trời (Ghen)...

Thứ hai, đó là nhóm phụ từ chỉ ý nghĩa ít hoặc không có, để nói lên cái tĩnh của không gian:

Không một tiếng gì nghe động chạm Dẫu là tiếng vỡ của sao băng

Một phần của tài liệu Các từ chỉ không gian trong thơ hàn mặc tử (Trang 40 - 47)