- Anh nằm ngoài sự thực
e) Từ chỉ vị trí:
2.3.1.2. Danh từ không gian kết hợp với động từ.
Không gian trong thơ Hàn Mặc Tử độc đáo không chỉ ở chỗ tác giả biết chọn các đối tợng, phạm vi không gian mà còn cả trong phong cách kết hợp với động từ và các từ loại khác. Trong kết hợp với động từ không gian đợc nhân hoá. Chúng ta có thể nhìn thấy bóng dáng của con ngời với tất cả những biểu hiện sinh động, tinh tế nhất của đời sống tâm hồn qua cách nói của nhà thơ:
Chao ôi! Chúng tôi rú lên vì kinh động
Vì trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai tôi
(Rợt trăng) Trời từ bi cảm động ứa sơng mờ
Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá
(Hãy nhập hồn em)
Có khi, kết hợp đó nhằm để tạo nên cái lạ, tài "thao lợc, bày binh bố trận" của nhà thơ để diễn tả tâm trạng riêng:
Anh nhìn trăng lỏn lẻn đậu ngành cao
Phải giờ này đang lúc em chiêm bao?
(Hãy nhập hồn em)
Sao bông phợng nở trong màu huyết Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu
(Những giọt lệ)
Nhiều nhất, phổ biến nhất vẫn là những kết hợp danh từ và động từ nhằm diễn tả đặc tính động - tĩnh của không gian, trong đó có cả không gian tởng tợng:
Trăng lên, nớc lặng, tre la đà Rơi bóng in trên đám cỏ hoa Tiếng động sau vùng lau cỏ mọc Tiếng ca chen lấn từ trong ra
(Nụ cời) Mây hờ không phủ đồi cao nữa Vì cả trời xuân tắm nắng tơi
(Nắng tơi)
Thợng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí Xa xôi đời trăng mọc nớc Huyền Vi ... Sao, vàng sao rơi đầy trên sóng nớc
... Tầng thợng tầng lâu đài ngọc đơm ra Khói nhạt nhạt xen vô màu xanh biếc
Tiếng huyền địch gò theo tia yến nguyệt
Đẩy đa dài hơi ngào ngạt trầm mơ
(Sao, vàng sao)
Trong kết hợp với động từ, danh từ chỉ không gian có khi là chủ thể của hành động, khi lại là đối tợng của hoạt động đó (trong tơng quan với con ngời):
Là chủ thể của hoạt động:
Em cời thì sao rụng
Em khóc thì đá bay
Mà chàng vẫn không hay
(Em điên) Khói bỏ tầng không
Lửa dậy trong lòng
(Chuỗi cời)
Là đối tợng của hoạt động:
Em xé toang hơi gió
Em bóp nát tơ trăng
Em túm muôn trời lại Em cắn vỡ hơng ngàn
(Em điên) Giữ ngọc gìn vàng chai mặt mẹ
Chờ mây, đợi gió cứng mình con
(Núi Vọng Phu)
Anh đi thơ thẩn nh ngời dại
Hứng lấy hơng nồng trong áo em
(Âm thầm)
Để miêu tả không gian, đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn thành công, nhng với Hàn Mặc Tử thì đây là cả một khoa dụng ngữ tài tình. Trong kết hợp với động từ, danh từ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử khi thì gần gũi trong sáng nh bản chất của thiên nhiên ngàn đời với những trạng thái, hoạt động "nh nhiên":
trăng lên, tre la đà, bèo trôi, nớc giợn, cỏ mọc..., khi lại đợc trần tục hoá nh một đối tợng trữ tình: bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối, bóng trăng quỳ sấp mặt xuống, gió thu lọt cửa cọ mài chăn..., khi thì tác động mạnh mẽ lên khách thể trữ tình, lúc lại bị chính khách thể (có thể là con ngời hoặc một sự vật, không gian khác) tác động lại. Tất cả tạo nên một dàn hợp xớng không gian vừa thực vừa mộng... rất thú vị.