Khả năng kết hợp của từ chỉ không gian trong câu:

Một phần của tài liệu Các từ chỉ không gian trong thơ hàn mặc tử (Trang 61 - 62)

- Anh nằm ngoài sự thực

2.3.2.Khả năng kết hợp của từ chỉ không gian trong câu:

A ha! Trăng tràn đầy châu thân!

2.3.2.Khả năng kết hợp của từ chỉ không gian trong câu:

Ngôn ngữ giao tiếp đợc là nhờ thao tác lựa chọn thông qua mối quan hệ liên tởng - trong cùng một hệ hình. Văn xuôi và thơ đều có nguyên lí làm việc chung là: lựa chọn và kết hợp.

Vì thơ có cách tổ chức ngôn ngữ hết sức "quái đản" (từ dùng của Phan Ngọc) nên trong mỗi bài thơ dù ngắn hay dài đều là một thể thống nhất hoàn chỉnh, một thông báo nghệ thuật hoàn chỉnh, hớng tới một chủ đề xác định. Mỗi bài thơ biểu hiện một sự liên kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các bộ phận hợp thành, các bộ phận này có tính tầng bậc: đoạn thơ (khổ thơ), câu thơ (có thể trùng hoặc không trùng với dòng thơ), các yếu tố ngôn ngữ trực tiếp cấu thành câu thơ.

Trong thơ Hàn Mặc Tử, từ và cụm từ biểu thị không gian xuất hiện khá dày đặc, đặc biệt nhất là sự xuất hiện các từ trực tiếp chỉ không gian. Có dòng thơ xuất hiện tới 6 từ chỉ không gian (Trăng trăng trăng! Là trăng trăng trăng - Trăng vàng trăng ngọc). Có câu thơ văn xuôi có tới 16 từ bao gồm cả từ chỉ không gian và từ liên quan đến không gian (Sông?Là một dải lụa bạch, không, một đờng trăng trải chiếu vàng, hai bên bờ là động cát và rừng xanh

hoang vu thanh tịnh - Chơi giữa mùa trăng). Đồng thời, các từ, cụm từ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử cũng đảm nhận những chức vụ cú pháp trong câu khác nhau, làm tăng thêm vẻ đa dạng trong cách miêu tả cũng nh cách diễn đạt của nhà thơ.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy, từ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử có khả năng giữ nhiều vai trò, chức vụ khác nhau trong câu:

Một phần của tài liệu Các từ chỉ không gian trong thơ hàn mặc tử (Trang 61 - 62)