- Anh nằm ngoài sự thực
1. Những kết luận của đề tài.
Vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học nói chung, ngôn ngữ thơ và lí thuyết về không gian trong thơ nói riêng, qua việc khảo sát, phân tích các đặc trng hình thức và ngữ nghĩa thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi rút ra một số kết luận về các từ ngữ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử nh sau:
1.1. Trong thơ Hàn Mặc Tử, từ chỉ không gian rất phức tạp. Không gian mà ông nói tới không chỉ là những không gian tồn tại trong ý thức con ngời. Nó bao gồm cả không gian hữu hình và vô hình. Hai loại không gian này có khi đợc phân tách rõ ràng nhng có khi lại "nhập nhằng" đến khó tả. Các từ này buộc ngời đọc phải t duy, phải tởng tợng, phải có tầm hiểu biết sâu rộng mới có thể lĩnh hội hết nội dung và dụng ý mà chúng mang lại.
1.2. Về nguồn gốc từ loại, có thể nói Hàn Mặc Tử là nhà thơ có một không hai. Ông sử dụng đa dạng và thành thạo cả các từ Hán - Việt, thuần Việt cũng nh các từ vay mợc khác... tạo nên "mạng lới" không gian vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt nhất là các từ chỉ không gian lấy trong thế giới tởng tợng của nhà thơ, đợc vận dụng từ trong Kinh Thánh, Kinh Thi, Kinh Phật...
1.3. Nhìn từ góc độ từ loại, vốn từ chỉ không gian phân bố hầu khắp các từ loại, trong đó tập trung nhiều nhất ở các từ loại: danh từ, đại từ. Các từ loại khác nh: động từ, tính từ, số từ, phụ từ, quan hệ từ, từ chỉ vị trí... không trực tiếp chỉ không gian nhng lại biểu thị trực tiếp nhất những ý nghĩa không gian; chúng góp phần làm nên những hình thức biểu đạt phong phú, thể hiện nhiều dụng ý nghệ thuật của thi nhân. Mặc dù, có nhiều từ chỉ không gian đợc tác giả sử dụng đi sử dụng lại rất nhiều lần, nhng mỗi lần chúng lại mang một giá trị biểu niệm, biểu thái khác nhau.
1.4. Về khả năng kết hợp, từ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử có khả năng kết hợp rộng rãi với các từ loại khác nhau: danh từ không gian kết hợp với danh từ, danh từ với động từ, danh từ với tính từ, đại từ với danh từ, danh từ với số từ, danh từ với tình thái từ... làm cho không gian trong thơ Hàn Mặc Tử sống động, biến hoá không ngừng. Không gian trong thơ Hàn Mặc Tử vì thế cũng tràn đầy hơng sắc, thanh âm... phản ánh sự nhạy cảm qua các giác quan nghệ thuật tuyệt vời của nhà thơ.
Có thể nói, từ chỉ không gian có mặt, len lỏi hầu khắp các bài thơ của Hàn Mặc Tử. 9/9 tập thơ chúng tôi khảo sát đều xuất hiện dày đặc từ chỉ không gian; trong đó, chỉ có 3/144 bài thơ không có từ chỉ không gian. Có thể nói không gian thật sự là một nhân tố tích cực trong những vần thơ của Hàn Mặc Tử. Đành rằng, không có nhân vật trữ tình nào không tồn tại trong một khoảng thời gian, không gian nhất định. Nhng trong thơ Hàn Mặc Tử không gian đã thấm đẫm hết mọi ngóc ngách: từ ngọn cỏ cho tới những khoảng trời không không du du. Không gian trong thơ Hàn Mặc Tử đợc xem là một ngời bạn tâm tình chia sẻ niềm vui nỗi buồn, chắp cánh cho nhà thơ bớc nhanh vào cõi huyền diệu sáng láng đầy mộng ảo. Ngời đọc cảm nhận điều đó thông qua khả năng dụng ngữ linh hoạt trong cách kết hợp từ loại trong cụm, trong câu thơ. Đọc thơ anh ta bắt gặp không biết bao nhiêu kết hợp ngôn ngữ "bất quy tắc": những kết hợp của danh từ chỉ không gian với động từ, với tính từ... mang rất đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể, gắn với những quan niệm nghệ thuật về thế giới, về con ngời của nhà thơ, thể hiện trình độ chiếm lĩnh không gian của thi nhân.
1.5. Bên cạnh sự đa dạng trong cách thể hiện, ngữ nghĩa mà các hình thức từ ngữ đó mang lại cũng thật phong phú, đa sắc. Thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử là thiên nhiên có vóc dáng, nội tâm, có ngôn ngữ riêng. Hàn Mặc Tử tìm đến với thiên nhiên nh một sự tĩnh toạ của tâm hồn. Vì thế, bằng khoa dụng ngữ dồi dào, thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là đối tợng đợc miêu tả mà còn là biểu tợng cho các giá trị nghệ thuật cao đẹp. Nó tợng trng cho vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại, cho tình yêu, kỷ niệm, cho vũ trụ vĩnh hằng, cho quy luật của cuộc đời và đặc biệt nhất - thiên nhiên tợng trng cho khát khao tìm đến sự bình an tinh sạch của thi nhân. Các biện pháp nghệ thuật tu từ độc đáo nh nhân hoá, hình dung ngữ... đợc sử dụng vô cùng linh hoạt. Bằng các nghệ thuật tu từ ấy, có thể nói thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử là thiên nhiên gợi nhất so với các nhà Thơ mới khi nói về thiên nhiên. Để có đợc cái nhìn toàn diện hơn, sẽ phải có một công trình nghiên cứu sâu hơn để so sánh, làm nổi bật tơng quan những giá trị nghệ thuật mà ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử mang lại.
1.6. Không gian trong thơ Hàn Mặc Tử đợc đặt trong tơng quan với các giá trị có ý nghĩa thời gian. Thời gian khác nhau sẽ tạo nên những bức tranh không gian khác nhau, những ý nghĩa cảm xúc, tình cảm khác nhau trớc không gian. Có thể nói, thời gian là xuất phát điểm để nhà thơ hớng tới không gian. Qua không gian, nhà thơ nói lên những quan niệm khác nhau về thế giới, về tình yêu, về cuộc đời... Đặc biệt nhất là một chân trời tôn giáo lung linh những hạnh phúc bất tuyệt, là thế giới trong tởng tợng hết sức thần tiên... Lần đầu tiên, ở Việt Nam, một không gian tôn giáo, không gian tởng tợng về thế giới của Phục Sinh, Khải Huyền đã đi vào thi ca.
Ngoài ra, các hình ảnh tiêu biểu về không gian nh: trăng, nắng... trong thơ Hàn Mặc Tử cho thấy nghệ thuật thơ anh đã đạt tới đỉnh cao cả về cách thức thể hiện ngôn ngữ lẫn ngữ nghĩa mà nó mang lại; thể hiện một trình độ chiếm lĩnh không gian độc đáo, kỳ lạ, hấp dẫn, đầy hơng thơm, màu sắc, âm thanh.