Thế giới mộng liên quan đến không gian.

Một phần của tài liệu Các từ chỉ không gian trong thơ hàn mặc tử (Trang 95 - 98)

- Anh nằm ngoài sự thực

3.1.5.Thế giới mộng liên quan đến không gian.

c) Nghệ thuật tu từ độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử.

3.1.5.Thế giới mộng liên quan đến không gian.

Ngời thơ Hàn Mặc Tử ra đời khi mà "chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo"của Châu Mỹ La tinh đã phát triển lên đến cực điểm. Các yếu tố kỳ, h ảo, ma quái, huyền thoại, siêu thực đã trở nên không còn lạ lẫm (trong "Di thảo "của Lê Thánh Tông, "Truyền kỳ mạn lục" Nguyễn Dữ, "Chiêu hồn "của Nguyễn Du...). Hàn Mặc Tử giống họ ở yếu tố kỳ ảo; nhng Hàn Mặc Tử khác họ, ở chỗ, anh là nhà thơ lãng mạn - lãng mạn đến mức kỳ ảo:

Ai đi lẳng lặng trên làn nớc Với lại ai ngồi khít cạnh tôi

Mà sao ngậm cứng thơ đầy miệng

(Cô liêu)

Với một t duy thơ hết sức độc đáo, thi sĩ đã ảo hoá, tởng tợng ra những không gian đầy mộng tởng. Quách Tấn đã ghi lời kể của Hàn Mặc Tử rằng: "Một đêm khuya vắng một mình, Tử ngồi ngắm trăng trên bể. Bỗng anh thấy có ai đó ngồi khít rịt bên anh. Rồi từ ngời đó lại hiện ra ngời nữa. Rồi biến đi. Rồi thấy mặt bể đông lại nh tuyết. Trên bể có một ngời vạm vỡ mặc áo lông gánh hai thùng thiếc chạy băng băng. Từ hai thùng tung toé ra những máu là máu. Tử hoảng sợ chạy về

nhà". Có thể nói, Hàn Mặc Tử ít nhiều bị ảnh hởng của bệnh lý, song nguyên nhân chính vẫn là sự cô đơn của một sinh thể đợc sinh ra làm ngời mà lại không đợc h- ởng trọn kiếp làm ngời. Phải sống chui lủi trong những thôn xóm bơ vơ, hoặc lang thang một mình trên biển quạnh, có lẽ hơn ai hết Hàn Mặc Tử đã thấu tận tâm can cái không gian xa lạ, không gian bủa vây. "Nhiều ảo giác đợc nhà thơ ghi lại chính là nói lên các hoảng loạn của thần hồn, thần tính con ngời, gây nên bởi cái xã hội vô nghĩa, quái gở, ngột ngạt lúc bấy giờ" (Lê Đình Kỵ).

Thi nhân cổ kim đã từng làm thơ về đề tài trăng và chủ yếu là ca ngợi vẻ đẹp diệu vi cũng nh sự bất tử của trăng. Nhng có lẽ cha có ai nh Hàn Mặc Tử: tởng t- ợng ra trăng chết, trăng tự tử, xác trăng:

...Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng thiên Nhảy ùm xuống giếng vớt xác trăng lên

(Trăng tự tử)

Mang một thể xác bị tàn phá, cảm giác bị tê dại, tâm can bị dày vò, anh muốn trút bỏ cái hữu hình, cái vật chất kinh tởm để vợt ra ngoài một thế giới lạ, thế giới chỉ có trong tởng tợng, trong những giấc mơ. Và anh đã đi, đã vui buồn hờn giận, đã đứng trong vờn thơ rộng rinh mà tởng tợng để nhìn về thế giới thực tại bằng con mắt trần gian:

Anh đứng cách xa hàng thế giới Lặng nhìn trong mộng miệng em cời Em cời anh cũng cời theo nữa

Để nhấn hồn em đã tới nơi

(Lu luyến)

Không gian tởng tợng trong thơ Hàn Mặc Tử là không gian của kẻ đi tìm hạnh phúc bất tuyệt. Đó là nơi ánh sáng thiên nhiên tạo vật nh đổ vỡ, tan loãng trong tái sinh:

Bông hoa nào hàm dỡng ý thơng vay Một trời sao vang vang lên đau khổ Xuân cầm chừng ít khi tơ tơng ngộ Cứ biệt ly, rồi lại biệt ly thôi

Không say lòng mình phả điệu cầm chơi Mình giải quyết tiêu tao sang nô nức Từ rung rung cho quá trí dật dờ Rồi bay từ diệu vợi đến xanh mơ Từ bến Ngọc dời sang châu Dủ Lý Từ minh triết lần lần theo ý chí

(Tình hoa)

Có thể nói, thơ Hàn Mặc Tử tràn đầy mộng tởng: từ giấc mộng không thành ở đầu hôm đến giấc mộng đã đã đời: Nhiều hành tinh tan đi và đã lỏng/ Ôi muôn năm! Giấc mộng đã đời cha! (Đôi ta). Vinh quang thay cho một thân phận đã tự giải thoát đợc tâm hồn mình. Tiếng kêu thất thanh của Hàn Mặc Tử nh một tiếng

kêu rên sung sớng. Tất cả mọi cái trần tục sẽ "lỏng", sẽ tan biến, còn lại chút gì cũng là của thế giới tuyệt đích mà thôi. Hãy thử xem nhà thơ vẽ trong tởng tợng của mình mùa xuân đầu tiên của vạn vật đơng vơn mầm sống trên quả cầu mới lạ:

Mai này thiên địa mới tinh khôi Gió căng hơi và nhạc lên trời Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết Hoa lá hồ nghi sự lạ đời

Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm Còn mặt trời kia tợ khối vàng...

(Xuân đầu tiên)

Không gian trong thế giới tởng tợng của Hàn Mặc Tử hùng vĩ, tráng lệ nhng cũng rất h ảo:

Tầng thợng tầng lâu đài ngọc đơm ra Khói nhạt nhạt xen vô màu xanh biếc Tiếng huyền địch gò theo tia yến nguyệt Đẩy đa dài hơi ngào ngạt trầm mơ Thinh không tan nh bào ảnh h vô

(Sao, vàng sao)

Hơn ai hết, Hàn Mặc Tử biết rõ trớc và biết dọn trớc cho mình cái ngày cách biệt. Cái chết với Hàn Mặc Tử lúc đầu là nỗi kinh hoàng, sự từ chối, một cơ sự không thể biến cải đợc; nhng rồi, đó cũng lại chính là một mơ ớc, nài nỉ trong thế giới mộng tởng: sự chết là chốn phải đến. Vì thế trong thơ anh, những cảm giác cô đơn sợ hãi lẫn những tởng tợng về cõi chết xuất hiện rất nhiều:

Tha tôi không dám say mê

Một mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền

(Một miệng trăng)

Anh đã chọn và chờ đợi:

Tôi ngồi dới bến đợi nờng Mơ Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng Rung tầng không khí bạt vi lô ... Chao ôi! Ghê quá trong t tởng Một vũng cô liêu cũ vạn đời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Cô liêu)

Cô liêu là tiếng kêu, riếng rú thảm thơng trong nỗi cô đơn rùng rợn. Con ngời nh lạc vào thế giới xa lạ, tách biệt hẳn với đồng loại. Không gian chỉ còn là "vũng cô liêu", thế gian đã "cũ" và đã chìm sâu đến "vạn đời". Có thể nói, trí tởng tợng của nhà thơ thật mạnh mẽ, hết sức phong phú. Thế giới trong con mắt nhà thơ là một cảnh tợng bị xáo trộn đến rung cả tầng không khí, tròng trành cả bầu hạo nhiên; sức gợi của nó còn mãnh liệt hơn ta tởng.

Duyên kỳ ngộQuần tiên hội là một giấc mơ tình ái ngắn ngủi ở cuộc đời nhng xinh tơi, đợc đặt trong một khung cảnh tuyệt diệu. Thi nhân đã dẫn ta đến chốn nớc non thanh sạch cha từng in dấu phàm nhân. ở đó, có tiếng chim hót, tiếng suối reo, tiếng tiêu ngân... Tất cả đều biến thành những lời thơ tình tứ, những bản nhạc say mê lòng ngời. Không gian say say, đê mê, lặng đi trớc những dòng thác tình của đôi tình nhân:

Bao nhiêu cá lặng chìm theo tăm sóng Bao nhiêu hoa thầm sợ vẻ hồn nhiên

(Quần tiên hội)

Mải vui tìm cánh hoa trên cánh bớm Ai đa ta tìm đến nớc non này

(Duyên kỳ ngộ)

Tóm lại, Hàn Mặc Tử làm thơ trớc hết là để bộc lộ những cảm xúc, tâm t tình cảm của mình. Với anh, thơ là điểm dừng chân an bằng nhất, khoan dung nhất. Vì thế, anh đã sống hết mình vì thơ, cho thơ. Tuy nhiên, qua cách bộc lộ những cảm xúc đó, vì chân thành quá, và mối sầu đau đến điên loạn, anh đã "vô tình"để lại cho kho tàng thơ Việt Nam một khối lợng thơ hết sức đồ sộ, một thế giới nghệ thuật đa màu đa sắc. Anh đã phát tiết hết tinh lực, tinh hồn của mình cho thơ. Thơ anh là tiếng nói của lòng ngời, của thiên nhiên, của tình yêu. Đặc biệt đó còn là thế giới của những tởng tợng về Tôn giáo, của những giấc mơ chỉ có ở riêng anh.

Một phần của tài liệu Các từ chỉ không gian trong thơ hàn mặc tử (Trang 95 - 98)