- Anh nằm ngoài sự thực
d) Có thể nói, Hàn Mặc Tử đã gửi trọn đời mình cho thơ, vì trong khi làm thơ, anh đã “phát tiết hết tinh lực của hồn, của máu bằng những câu thơ ngất đ
thơ, anh đã “phát tiết hết tinh lực của hồn, của máu bằng những câu thơ ngất đi vì khoái lạc”, đợc “ tận hởng những phong vị của trăng, của nhạc, của gái một cách vô tội” (Quan niệm thơ). Chỉ qua ánh trăng, anh đã cho ngời đọc nhận chân về một thế giới nghệ thuật dị biệt, độc đáo với tất cả sự rung động cảm xúc yêu đơng, hờn giận, vui buồn, khổ đau, say sa, chân thành nhất của mình. Trăng trong thơ anh khởi đầu với vẻ mang mang cổ kính Đờng thi, phát triển lên trong sự kế thừa và sáng tạo những yếu tố tích cực mới lạ của chủ nghĩa lãng mạn, tợng trng Pháp; nhân danh cái tôi vừa nồng nàn, vừa riêng t thầm kín, vừa bung phá cảm xúc khi bớc sang địa hạt siêu thực. Anh đã sống cùng trăng, ăn ngủ cùng trăng, đã từng nhâm nhi cùng chén nguyệt, cắn vỡ cả trăng, riết ghì từng mảnh trăng, tơ trăng... Nhng không vì vậy, trăng trong thơ anh bị mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó mà ánh sáng của trăng - nh một ma lực, vẫn toả ra vẻ đẹp nguyên trinh, viên mãn, trờng tồn... luôn hớng con ngời đến với tự do, tới cuộc sống Chân, Thiện, Mỹ, để “trăng mãi là trăng của rạng ngời”.
Để có những trang thơ trác tuyệt, bản tango trăng có một không hai trong lịch sử thi ca Việt Nam lu danh muôn đời, có lẽ không có một nhà thơ nào phải trả một giá đắt nh Hàn Mặc Tử - phải mua bằng một giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình. Nh một quy luật bù trừ của tạo hoá, thi sĩ lại có đợc những giao cảm thanh khiết với trăng, hoa, nhạc, hơng, mỹ nữ... Vì vậy, chúng ta càng trân trọng hơn nữa những bớc đi sáng tạo về nghệ thuật của nhà thơ biết vợt lên hoàn cảnh nh Hàn Mặc Tử; và cũng vì vậy, muốn tìm hiểu khám phá thơ của anh, trớc hết ta phải rung cảm!
3.2.2. "Không gianNắng."
Trong thơ Hàn Mặc Tử, nắng là một "hiện tợng" rất quan trọng góp phần làm nên thế giới đầy "hơng thơm, màu sắc và âm thanh" của anh. ánh sáng trong thơ Hàn không chỉ đợc tạo nên bởi trăng. Không chỉ trăng làm nên vẻ lung linh huyền diệu cho thơ Hàn Mặc Tử mà nắng cũng làm nên sinh khí, huyền vi cho tự nhiên, là nguồn sinh lực để nhà thơ tắm gội, tận hởng, ngắm nghía nh một quà tặng của đấng cao xanh.
Trớc hết, nắng trong thơ Hàn Mặc Tử là hiện thân cho thiên nhiên tơi đẹp, là một ân huệ của thiên nhiên ban cho con ngời. Nắng trong con mắt nhà thơ là nắng tơi, nắng mới, nắng ửng, nắng thơm, nắng chang chang, nắng ngừng, nắng reo, nắng chảy... nắng tơng giao với vũ trụ, đất trời, cảnh vật. Nắng bao trùm cả không
gian, làm tăng nguồn sinh khí, khả năng vận động biến đổi trong sự sinh sôi nảy nở của thiên nhiên cũng nh con ngời:
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
(Mùa xuân chín)
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vờn ai mớt quá xanh nh ngọc
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Nắng đợc ban bố khắp mọi nơi, là nguồn sống của mọi mầm sống: nắng có ở trong vờn, nắng rải trên hàng cau, trên giàn thiên lý, nắng ngừng, nắng reo, nắng chảy trên sóng cành sóng lá, nắng lao xao trên các đọt tre, nắng xuyên qua cả hàng rào đến bên môi thiếu nữ, nắng nhuộm cho hồng hào má và làm hờng vạt áo xuân xanh, nắng trải dài trên bờ sông cát trắng, nắng lấm tấm giọt vàng trên mái nhà tranh, nắng lan bờ ruộng, nắng lách rừng tùng, cả trời xuân tắm nắng tơi...đến nỗi nhà thơ phải reo lên, tung hô lên trớc bao biến thái chấp chới rung rinh của nắng :
Vạn tuế, bay ơi! Nắng rợp trời!
(Xuân đầu tiên)
Theo thống kê chỗ chúng tôi, Hàn Mặc Tử đã nhắc tới 45 lần từ "nắng ".
Nắng có mặt ở 5/9 tập thơ và đợc miêu tả với nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau.
Nắng trong thơ Hàn Mặc Tử có dáng vẻ, có âm thanh, mùi vị, hơng sắc:
tiếng vàng này vừa mê vừa say (Duyên kì ngộ), nắng reo (Ngủ với trăng), ánh nắng lao xao trên đọt tre (Quả da), đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, dọc bờ sông trắng nắng chang chang (Mùa xuân chín), khối vàng (Xuân đầu tiên), nắng thơm (Trờng thọ), nắng hờng vấn vơng muôn ngàn sợi (Trờng tơng t), màu sắc hây hây (Duyên kỳ ngộ)...
Có thể nói, chính ánh nắng đã làm cho bức tranh của đất trời, tạo vật muôn màu muôn sắc, đẹp và gợi cảm, đa ta đến những rung động sâu xa trong tâm hồn:
Sao anh không về chơi Thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vờn ai mớt quá xanh nh ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Một bức tranh phong cảnh thật đẹp, thật tơi sáng; màu xanh của vờn tơng giao cùng màu vàng của nắng tạo nên một vẻ "mớt", mợt mà "nh ngọc" bao trùm không gian. Khuôn mặt rạng ngời hiện lên thấp thoáng, gợi vẻ thơ mộng rất riêng của một vùng quê xứ Huế làm đắm say lòng ngời.
muôn loài. Trong nắng, con ngời tha hồ hoạt động, vạn vật cùng tơng sinh:
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang Sóng cỏ xanh tơi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi... Tiếng ca vắt vẻo lng chừng núi Hổn hển nh lời của nớc mây... Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
(Mùa xuân chín)
Trong thơ Hàn Mặc Tử, nắng cũng đợc nhân hoá, nh một cơ thể đẹp có da thịt, có tình cảm, tính cách... Nắng tợng trng cho vẻ đẹp nguyên trinh, tròn đầy, là khát khao của loài ngời luôn hớng về Cái Đẹp. Nhà thơ nh tâm giao cùng nắng:
Nắng ơi nắng có lên cao
Làm sao da thịt hồng hào thế kia?
(Duyên kỳ ngộ)
Hơi nắng dịu dàng đầy nũng nịu Sau rào khẽ liếm cặp môi tơi
(Nắng tơi)
Cũng là nắng! Nhng nắng trong thơ Hàn Mặc Tử khác xa Huy Cận. Nắng trong thơ Huy Cận là nắng tàn tạ cùng nỗi sầu nghìn năm, sầu dài dặc của con ng- ời trớc không gian vũ trụ chật hẹp, mà cội nguồn sâu xa của nắng là cái tôi cá thể cảm thấy mình cô đơn, bất lực - ánh nắng dờng đã buông xuôi:
Nắng hoe rải nhặt hoa trên đất Đời dịu vừa nh nguyệt trớc rằm
(Học sinh - Huy Cận) Nắng đã xế về bên xứ bạn
Chiều ma trên bãi nớc sông đầy
(Vạn lý tình - Huy Cận)
Chiều lại xuống ở trên lầu cô tịch Chờ thi nhân đã chết tự ngàn xa
Nói chuyện cùng - Chiều không nắng, không ma Không sơng gió, chỉ có sầu vạn thuở
(Trò chuyện - Huy Cận)
Còn nắng trong thơ Hàn Mặc Tử là nắng của mùa vui rộn rã, nắng của sự sống đang trỗi khắp không gian. Đến nỗi thi nhân phải rợt theo, giữ lại kẻo nắng tung hứng lên cao. Và dờng nh cao hứng quá, nên dù bắt nắng ngừng thì nắng vẫn reo, vẫn chảy, tràn đầy nhựa sống:
Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo,nắng chảy Trên sóng cành, sóng lá, cô gì má đỏ hây hây
(Ngủ với trăng)
Càng đi sâu hơn, ta càng thấy hình tợng nắng trong thơ Hàn Mặc Tử hiện lên với sự đa dạng sắc thái ý nghĩa:
- Nắng tợng trng cho những lãng tử thi ca say sa phiêu du trong vũ trụ, luôn dâng cho đời những giọt sữa ấm nóng ớp hơng hoa mà không hề đòi hỏi:
Rợu nắng uống vào thì say
áo ta rách rới trời không vá
(Lang thang)
- Nắng là hiện thân của những tình lang mà anh luôn khát khao, đợi chờ, tìm kiếm, không có duyên thì đâu dễ gặp lại:
Ta chộ nàng đây, gẫm lạ kỳ
Không duyên hồ dễ mong theo nắng
(Duyên kỳ ngộ)
- Nắng hiện thân cho sự sung mãn, là nổi bật sức trẻ:
Ôi chao! Thơ ngân bay theo dải nắng Lộng vào cho xiêm áo mong manh
(Duyên kỳ ngộ)
Nàng tiên hóng mát trên hòn cù lao Mùi xiêm thơm tựa sen ngào
áo xiêm nhuộm nắng hồng đào cha khô
(Say nắng)
- Nắng là biểu tợng cho một phần của sự cơ cực, vất vả, lam lũ của nhân thế (Nắng ma đã trải biết bao ngày - Đời phiêu lãng) nhng chính nắng cũng xoá tan đi mọi sự u sầu, khổ đau:
Xuân đây rồi lan tràn nh bóng nắng Ta nên bay cho khỏi vớng sầu u
(Duyên kỳ ngộ)
- Nắng không những xoá mọi u sầu, làm chân lu khí huyết, nắng còn tạo những cảm hứng lớn lao hơn cho con ngời và tạo vật:
Nắng càng cao lòng ta càng hừng hực Nắng cao ý muốn tràn lan
(Duyên kỳ ngộ)
Nhà thơ ngỡng vọng nắng (nắng đời xa). Vì vậy, nhà thơ rong ruổi quyết tìm cho bằng đợc ánh nắng (tôi tìm ánh nắng vạn đời vơng), tìm đợc rồi thì quuyết giữ bằng đợc ánh nắng (em quyết níu với bao tơ nắng dịu) để sự sống sinh sôi.
Có thể nói, nắng trong thơ Hàn Mặc Tử làm nên một thế giới đẫm vàng. Đẹp và giàu ý nghĩa. Nắng tô điểm cho vẻ đẹp của đất trời, hoa lá, cỏ cây... tạo nên
những không gian vô cùng tơi sáng. Trong cái buồn chung nhân thế, nắng mang ánh sáng đến, tạo niềm vui, niềm tin cho mỗi ngời (ít nhất đã là cho Hàn Mặc Tử). Nh vậy, cùng với trăng vàng, nắng vàng cũng là một thứ ánh sáng, là biểu tợng cho vẻ đẹp lý tởng trong lòng nhà thơ.
Những hình ảnh trên đây cha phải là tất cả thế giới thơ Hàn Mặc Tử nhng rõ ràng đây là những "tín hiệu nghệ thuật" làm nên thế giới độc đáo đầy ý nghĩa, thể hiện đặc trng và cá tính sáng tạo của nhà thơ. Nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử, hẳn sẽ còn nhiều điều đáng nói, nhiều điều thú vị từ những tín hiệu ngôn ngữ. Thế giới thơ Hàn Mặc Tử sẽ luôn là một chân trời mới lạ cho những ngời biết yêu, biết quan tâm và thởng thức nghệ thuật.
Kết luận